Sửng sốt với loạt ảnh “lột trần” facebook

(Tấm Gương) – Mới đây, họa sỹ người Ba Lan Pawel Kuczynski đăng tải trên trang cá nhân hàng loạt bức ảnh “lột trần” hiện thực sử dụng mạng xã hội facebook.

Những bức ảnh biếm họa đã tái hiện sâu sắc tác động của mạng xã hội “chữ F màu xanh” với người sử dụng. Facebook đã mang đến những hệ lụy đáng lo ngại trong cuộc sống như sự cô độc, ít giao tiếp, câu like…

Chắc chắn, xem xong những bức ảnh này, mỗi người sẽ tự lựa chọn cho mình những cách sử dụng facebook thích hợp.

513280_488 513281_488 513282_488 513283_488 513284_488 513285_488 513286_488 513287_488 513288_488

5 Lý do …’đừng’ cố học giỏi ở Việt Nam khiến vạn người ‘bái phục’

“Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga “Tương Lai Hạnh Phúc”. Dưới đây là nội dung bài viết.

Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.

Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !

 Học sinh Phần Lan trong giờ học

1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!

2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!

3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.

4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.

5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga “Tương Lai Hạnh Phúc” thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt – học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!

Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.

Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel.

Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp

Muốn làm sếp, phải ‘nghĩ như sếp’ từ khi là nhân viên

Để có được vị trí dẫn đầu trong bất kỳ công ty, tổ chức nào, bạn phải suy nghĩ như một nhà lãnh đạo – ngay cả khi hiện tại bạn đang ở khá xa vị trí này.

Trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, luôn có những nhân viên tỏa sáng là là người dẫn đầu và cũng có không ít cá nhân luôn là người theo sau. Điều này cũng dẫn tới hiện tượng nhiều người dễ dàng được tăng lương hay thăng chức một cách nhanh chóng nhưng không ít người mãi vẫn chỉ dẫm chân tại vị trí cũ của mình.

Vậy nếu bạn đang là một nhân viên dù là thấp nhất, có cách nào để bạn vươn lên và tỏa sáng trong tổ chức? Sau đây là cách mà Hiroshi Mikitani, CEO hãng thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten chia sẻ trên mạng việc làm LinkedIn vừa qua:

Để có được vị trí dẫn đầu trong bất kỳ công ty, tổ chức nào, bạn phải suy nghĩ như một nhà lãnh đạo – ngay cả khi hiện tại bạn đang ở khá xa vị trí này.

Tại Nhật Bản, chúng tôi có một hình mẫu điển hình là “người làm công ăn lương nhẫn nại”. Biểu tượng này được sử dụng để mô tả những người chỉ nghĩ về bản thân mình như là một nhân viên. Họ thực hiện mọi việc theo những chỉ dẫn cho trước, chỉ làm những gì họ được nói cho và không bao giờ chủ động. Đó không phải là lối tư duy sẽ giúp bạn đi đầu tại môi trường làm việc. Để thăng tiến, bạn phải vứt bỏ hình ảnh “người làm công ăn lương nhẫn nại” và nắm lấy tư duy của một nhà quản lý, không quan trọng rằng khoảng cách còn bao xa từ vị trí của bạn đứng ngày hôm nay.

Sự thay đổi tư duy này sẽ biến đổi bạn. Suy nghĩ như một nhà lãnh đạo sẽ thay đổi quan điểm của bạn. Bạn trở nên có khả năng vượt lên trên những chi tiết vụn vặt và có cái nhìn của bức tranh lớn về công việc của mình và của những người khác. Bạn bắt đầu suy nghĩ dài hạn và xây dựng những chiến lược để đạt được các mục tiêu. Bạn thấy mọi thứ một cách khác biệt, cũng giống như khi bạn leo lên được đỉnh núi Phú Sĩ. Bạn có thể nhìn thấy xa về khoảng cách không phải bởi vì bạn có tầm nhìn vượt trội mà bởi bạn đã có một kế hoạch và leo được lên đến đỉnh cao hơn người khác.

Tại sao điều này có ích cho bạn cũng như chính nhà tuyển dụng của bạn? Đó là bởi vì khi bạn có cái nhìn bức tranh lớn về công việc của mình, bạn có thể nhìn ra sự cân đối giữa lợi nhuận so với chi phí. Bạn trở nên có khả năng để hiểu công việc của mỗi cá nhân được kết nối với nhau trong một tổ chức. Bạn vượt lên trên sự kỳ vọng về công việc cá nhân của mình và xem xét đến mở rộng tầm ảnh hưởng của những gì bạn làm ngày này qua ngày khác.

Đây là nghệ thuật quản lý. Đây là thứ mà tất cả nhà lãnh đạo nghĩ về nó. Một khi bạn mang tư duy của một nhà lãnh đạo cũng đồng nghĩa bạn đang quản lý chính mình.Bạn tự nhận định được những vấn đề và phát triển các giả thuyết ra sao để giải quyết chúng. Bạn có thể trở thành số 1, người luôn đi cùng một sự cải tiến hiệu quả, giải pháp sáng tạo cho một vấn đề dai dẳng hoặc một ý tưởng từ đó mở rộng phạm vi kinh doanh. Khi bạn suy nghĩ như một nhà lãnh đạo, bạn góp thêm được vào trí tuệ tại nơi làm việc cho toàn bộ tổ chức. Đây là điều vô cùng hữu ích. Cấp trên của bạn chắc chắn sẽ ghi nhận nó.

Bạn có đang suy nghĩ như một nhà lãnh đạo? Điều này đã giúp ích cho sự nghiệp của bạn ra sao?

Đừng mơ thăng chức nếu không có 3 thứ sau

Một cá nhân cần phải có ba đặc điểm quan trọng để thành công và tiến về phía trước: Tư duy, kỹ năng và kiến thức.

Đối với hầu hết mọi người, có được một công việc yêu thích là điều tuyệt vời bởi họ được cống hiến và làm việc hết mình. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, một yếu tố quyết định lớn đến việc gắn bó của nhân viên đối với công ty hay tổ chức chính là nguồn thu nhập hoặc vị trí mà họ nhận được. Trong khi có nhiều người được tăng lương hay thăng chức một cách nhanh chóng thì không ít người mãi vẫn chỉ dẫm chân tại vị trí cũ của mình.

Tại sao lại có điều này? Sau đây là lời giải thích của Hiroshi Mikitani, CEO hãng thương mại điện tử khổng lồ Rakuten được đăng tải mới đây trên mạng việc làmLinkedIn:

Nhiều người có thể làm việc ở những công việc của họ, ngày này qua ngày khác, và tự hỏi tại sao không được thăng chức.

Tôi biết câu trả lời.

Theo kinh nghiệm của tôi, một cá nhân cần phải có ba đặc điểm quan trọng để thành công và tiến về phía trước.

Tư duy

Điều này có thể được định nghĩa cách khác là tham vọng hoặc nghị lực. Đó là nguồn động lực bên trong của bạn. Để được thăng chức, bạn phải có tư duy để thành công ở cấp độ tiếp theo trong sự nghiệp của mình. Trong thực tế, việc có những suy nghĩ đúng đắn sẽ giúp bạn thành công trong cuộc sống.

Kỹ năng

Đây là những điều bạn có thể rèn luyện và làm được. Chúng có thể là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng toán học. Ngay cả khả năng tự quản lý bản thân cũng có thể được xem là một kỹ năng. Để được thăng chức, bạn phải chứng minh được mình có những kỹ năng cần thiết để thành công ở cấp độ tiếp theo. Hãy luôn luôn tìm thời gian để phát triển hơn nữa những kỹ năng tốt cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn.

Kiến thức

Đây là thứ khác với kỹ năng – nó không phải những gì bạn có thể làm hay có được ngày một ngày hai, nhưng là thứ bạn hiểu được. Làm thế nào để bạn hiểu được công ty của mình? Hoạt động kinh doanh? Thị trường toàn cầu? Kiến thức nào bạn có được khiến bạn trở nên tuyệt vời tại công việc của mình? Đây là một yếu tố quan trọng những nhà quản lý xem xét khi họ kiểm tra một ứng cử viên cho việc khen thưởng, thăng chức. Liệu cá nhân này có những kiến thức cần thiết để đảm nhiệm cho những vị trí cao hơn? Hãy luôn học, đọc sách và học hỏi. Điều này sẽ giúp cá nhân bạn phát triển cũng như trở thành một nhân viên tiềm năng.

Một số cá nhân có năng khiếu đến nơi làm việc với tất cả ba trong số các đặc điểm. Nhưng thông thường, thậm chí là một nhân viên đứng đầu có thể có một hoặc hai và cần bồi đắp đặc điểm thứ 3.

Nếu bạn cũng đang đặt cho mình câu hỏi tại sao chưa được thăng chức, hãy tự hỏi: Đâu là điểm mà tôi đang còn thiếu trong 3 điều trên? Tôi có cần phải lên dây cót động lực và sự tập trung của mình không? Tôi có đang thiếu những kỹ năng quan trọng không? Tôi có cần tham gia nền tảng giáo dục chính thức nào để được cân nhắc hơn khi thăng chức không?

Bây giờ là lúc bạn nhìn vào danh sách trên và xác định lỗ hổng còn thiếu của mình. Đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi của bạn về việc thăng tiến cũng như lộ trình phía trước bạn muốn được cải thiện.

Và nếu điều bạn đã có đủ những điều trên mà không được thăng chức, hãy đi theo con đường của tôi và bắt đầu sự nghiệp của riêng bạn.

7 ngộ nhận của người chưa bao giờ ‘làm sếp’

Nếu bạn muốn là một nhà lãnh đạo thành công, hãy học cách lãnh đạo trước khi bạn có một chức vị lãnh đạo.

Bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào, vị trí lãnh đạo chỉ có duy nhất nhưng luôn có rất đông những người thuộc tầm giữa cũng muốn được đóng góp, tham gia lãnh đạo cho tổ chức. Họ là không phải là những nhân viên xuất sắc nhất nhưng cũng không phải là người đứng đầu. Điểm mấu chốt họ là những người không có hoặc ít khả năng ảnh hưởng đến người khác, từ đó khiến họ mắc kẹt trong vị trí giữa của tổ chức. Theo bậc thầy ngành quản trị John C.Maxwell, họ là những người lãnh đạo cấp trung. Trong cuốn sách “The 360Leader” (tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360),  ông chỉ ra 7 ngộ nhận phổ biến của những người đang nằm ở vị trí này gồm:

1. Ngộ nhận về chức vị

“Tôi không thể lãnh đạo nếu tôi không đứng đầu.”

Theo John C.Maxwell, đây là ngộ nhận hàng đầu của hầu hết lãnh đạo cấp trung. Họ cho rằng vị trí đứng đầu tự động biến họ thành những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, chức vị chỉ là cấp độ thấp nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo trong một tổ chức gồm: Chức vị, sự chấp nhận, kết quả, phát triển con người và vĩ nhân. Ở cấp độ chức vị, mọi người đi theo bạn vì họ phải theo. Tầm ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt quá giới hạn trong công việc.  Nếu bạn ở cấp độ này càng lâu, tỷ lệ xin nghỉ việc càng cao và tinh thần làm việc càng xuống thấp.

Những người ngộ nhận về chức vị không hiểu được năng lực lãnh đạo hiệu quả phát triển như thế nào. Vấn đề nằm ở sự bố trí chứ không phải vị trí, khả năng gây ảnh hưởng tới người khác là vấn đề nằm ngoài chức vị.  Khi hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo cấp trung sẽ có thể tìm ra phương hướng cho chính mình nhằm tạo ra ảnh hưởng lớn lao tới tổ chức từ bất kỳ vị trí nào.

2. Ngộ nhận về mục tiêu

“Khi nào trở thành lãnh đạo, tôi sẽ học cách lãnh đạo.”

Trong bất kỳ môn thể thao nào, ví dụ như marathon, sẽ không ai có thể dành chiến thẳng nếu đến ngày thi đấu mới lần đầu tiên đứng trước vạch xuất phát. Tất cả những vận động viên đều trải qua quá trình khổ luyện bền bỉ để cho một giải đấu chính thức. Vai trò lãnh đạo cũng giống như vậy. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần học nghệ thuật lãnh đạo càng nhiều càng tốt trước khi có chức vị lãnh đạo.

Người ta học được nghệ thuật lãnh đạo ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Bạn hãy lãnh đạo thật tốt dù ở bất kỳ vị trí nào vì đây chính là sự chuẩn bị cho việc nhận trách nhiệm nhiều hơn và nặng nề hơn. Nếu bạn không thử nghiệm các kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng ra quyết định của mình ngay khi chưa gặp nhiều khó khăn, thì bạn sẽ rất dễ gặp khó khăn khi cở vị trí cao hơn. Khi đó cái giá phải trả cho sai lầm rất đắt, hậu quả lớn hơn, và số người biết đến thất bại của bạn cũng rất lớn. Bạn có thể dễ dàng khắc phục những sai lầm ở quy mô nhỏ nhưng khi ở vị trí đứng đầu thì sai lầm của bạn sẽ gây tổn thất nặng nề cho tổ chức và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của mình.

Do đó nếu bạn muốn là một nhà lãnh đạo thành công, hãy học cách lãnh đạo trước khi bạn có một chức vị lãnh đạo.

3. Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng

“Nếu tôi đứng đầu, mọi người sẽ đi theo tôi.”

Nhiều người trong chúng ta đặc biệt là những người không có kinh nghiệm lãnh đạo có khuynh hướng đánh giá cao tầm quan trọng của chức danh lãnh đạo. Từ đó ngộ nhận về tầm ảnh hưởng của họ đến người khác sẽ gia tăng khi được giữ một vị trí lớn. Họ thường nhầm tưởng rằng khi được trao một chức vị lớn họ sẽ thành người có tầm ảnh hưởng, nhưng thực chất lại là điều ngược lại: Những vị trí này cần một người có tầm ảnh hưởng.

Bạn có thể ban cho ai đó một chức vụ, nhưng bạn không thể ban cho người đó vai trò lãnh đạo thật sự.  Tầm ảnh hưởng phải được gây dựng, hãy nhớ rằng chức vụ không tạo ra lãnh đạo nhưng lãnh đạo tạo ra chức vụ.

Trong cuốn sách “The 360Leader” (tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360),  John C.Maxwell chỉ ra 7 ngộ nhận phổ biến của những người chưa từng làm nhà lãnh đạo hay một vị trí đứng đầu gồm:

4. Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm

“Khi nào đứng đầu, tôi sẽ lãnh đạo.”

Bạn có thể từng không ít lần nghe được tuyên bố từ một ai đó kiểu như: “Anh biết đấy, nếu tôi lãnh đạo, chúng ta sẽ không làm thế này, mà cũng không làm thế kia. Mọi việc sẽ khác hẳn nếu tôi là sếp?”.  Câu nói này mang lại một tin tốt và một tin xấu.

Tin tốt là: Khát khao cải thiện tổ chức và sự tin tưởng vào năng lực bản thân, sáng tạo và tìm tòi phương thức hiệu quả hơn  thường là những dấu hiện của một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên tin xấu với người này là do thiếu kinh nghiệm làm người đứng đầu tổ chức, họ có lẽ đã đánh giá quá cao quyền hành mình sẽ có được khi đứng đầu. Những người càng ở vị trí lãnh đạo cao, càng hiểu rằng có rất nhiều nhân tố kiểm soát tổ chức. Bạn cần tập hợp từng “mẩu nhỏ” ảnh hưởng. Chức vụ không cho bạn toàn bộ quyền điều hành hay bảo vệ bạn.

Một lần nữa điểm mấu chốt hơn cả bạn cần ghi nhớ luôn là tầm ảnh hưởng.

5. Ngộ nhận về tự do

“Khi ở vị trí cao nhất, tôi sẽ không còn bị hạn chế nữa.”

Nhiều người cho rằng vai trò lãnh đạo là tấm vé đến với tự do. Nó sẽ cung cấp mọi giải pháp cho tất các những khó khăn chuyên môn và tháo gỡ mọi rắc rối trong công việc. Một vài ý nghĩ chung mà mọi người thường có khi nghĩ về vị trí đứng đầu như:  Khi tôi đạt đến vị trí cao nhất, tôi sẽ làm việc đó; Khi tôi leo hết bậc thang danh vọng, tôi sẽ có thời gian nghỉ ngơi; Khi tôi sở hữu công ty, tôi có thể làm gì tùy thích; Khi tôi lãnh đạo, chỉ có bầu trời là giới hạn….

Bất cứ ai đã sở hữu một công ty hay từng lãnh đạo một tổ chức đều biết rằng những ý nghĩ đó chỉ la tưởng tượng. Trở thành lãnh đạo không loại bỏ hoàn toàn tất cả hạn chế, cũng không dịch chuyển được giới hạn khả năng của bạn. Khi bạn ở vị trí cao trong tổ chức, gánh nặng trách nhiệm của bạn càng tăng. Ở nhiều tổ chức, trách nhiệm của bạn còn tăng nhanh hơn quyền hạn bạn nhận được.

Càng “lên cao”, bạn càng được kỳ vọng nhiều hơn, vì thế sức áp cũng lớn hơn và các quyết định bạn đưa ra cũng quan trọng hơn. Là người đứng đầu, bạn không những cần biết sắp xếp công việc của mình mà còn phải làm việc với những nhân viên, kết nối, tìm điểm chung và trao quyền để họ thành công. Vì vậy, trên một số phương diên, càng ở vị trí cao, lãnh đạo càng mất dần tự do, chứ không hề được tăng thêm.

6. Ngộ nhận về khả năng

“Chỉ khi trở thành lãnh đạo cao nhất, tôi mới có thể phát huy tối đa khả năng.”

Từ khi còn là một đứa trẻ, phần lớn mọi người đều từng mơ ước trở thành người đứng đầu lãnh đạo tập thể. Nếu có tham vọng chính trị, ước mơ sẽ là tổng thống. Nếu có khiếu kinh doanh, ước mơ sẽ là chủ công ty hay CEO. Hiếm ai có ước mơ đạt tới vị trí giữa tuy nhiên trên thực tế hầu hết mọi người đều không bao giờ trở thành nhà lãnh đạo mà dành trọn sự nghiệp của mình ở vị trí giữa.

Vì vậy theo quan điểm của Maxwell, mọi người nên phấn đấu đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp, chứ không phải đỉnh cao của tổ chức. Mỗi chúng ta nên làm việc để phát huy tối đa khả năng của mình, chứ không nhất thiết là để chiếm một vị trí trong tổ chức.Đôi khi, bạn có thể gây được ảnh hưởng lớn nhất không phải từ vị trí quan trọng nhất.

7. Ngộ nhận về việc “Được ăn cả, ngã về không”

“Nếu tôi không thể đạt được vị trí cao nhất thì tôi sẽ không cố gắng.”

Nhiều người mong ước được thành nhà lãnh đạo đứng đầu nhưng trên thực tế hầu hết mọi ngưởi sẽ không bao giờ trở thành CEO. Vậy họ có nên từ bỏ luôn việc lãnh đạo? Một số người thường có thái độ: “Nếu tôi không thể làm đội trưởng của đội bóng, tôi sẽ mang bóng của mình về nhà.” Họ liền từ bỏ ngay khi quan sát, biết rằng mình sẽ không bao giờ có thể đạt được vị trí cao nhất.

Đây là phản ứng sai lầm bởi một nhà lãnh đạo phải là người kiên trì và bền chí hơn bất kỳ ai khác. Khi bạn có ý nghĩ từ bỏ, không nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu của mình thì rất khó để người khác tin tưởng bạn, giao vị trí đứng đầu thậm chí còn nặng nề và cần nỗ lực gấp nhiều lần hơn thế.

Theo Trí Thức Trẻ

Sự khác nhau tất tần tật về mọi thứ giữa ngày ấy – bây giờ

Trải qua một quãng thời gian rất dài, chắc chắn rằng có những điều buộc lòng phải khác. Có những sự thay đổi đã giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, nhưng cũng có những sự thay đổi khiến mình phải nuối tiếc.

Tại sao chúng ta luôn có cảm giác những ngày đã qua luôn có cái gì đó tốt hơn nhỉ? Ừ đúng rồi, có thể chiếc tivi của bạn đã mỏng hơn ngày trước rất nhiều, nhưng bạn phải mất đến 20 năm để chờ đợi sự thay đổi đó. Có thể chiếc điện thoại cục gạch ngày xưa sẽ làm… vỡ sàn nhà khi bạn làm rơi, nhưng cái smartphone mỏng dính bây giờ sẽ vỡ tung tóe màn hình nếu như bạn không cẩn thận. Rồi khi Internet phát triển mạnh mẽ và mạng xã hội ra đời nữa…

Trải qua một quãng thời gian rất dài, chắc chắn rằng có những điều buộc lòng phải khác. Có những sự thay đổi đã giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, nhưng cũng có những sự thay đổi khiến mình phải nuối tiếc.

Ngày xưa thì mình gầy gò còn tivi to bự chảng, bây giờ người béo là mình và cái thứ mỏng hơn lại là tivi.

Với máy tính cũng thế!

Sinh nhật ngày xưa mong lắm để nhận được quà. Bây giờ chỉ hóng thông báo chúc mừng của bạn bè trên Facebook mà thôi.

Ngày trước chỉ toàn gọi điện. Bây giờ nhắn tin đã quen rồi!

Ngày xưa chia sẻ là quan tâm. Bây giờ chia sẻ là phạm pháp!

Quay phim viễn tưởng ngày xưa cần rất nhiều mô hình tí hon. Còn bây giờ? Màn hình xanh là đủ rồi. 

Ngày trước được ăn Mc donalds thì còn gì bằng. Bây giờ đúng là… ác mộng, chán lắm rồi.

Đến chuyện tập thể dục cũng đã khác. Xưa thì sẽ tập tành chăm chỉ, còn bây giờ chủ yếu là chụp ảnh tự sướng và up ảnh lên khoe.

Điện thoại “cục gạch” ngày trước sẽ làm… vỡ nền nhà nếu rơi. iPhone bây giờ mà rơi thì chỉ có vỡ màn hình!

Ngày xưa con sẽ nhờ bố giúp đỡ mọi thứ, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất. Còn bây giờ đã là thế giới của công nghệ rồi, bố lại phải hỏi con…

Điểm thấp ngày xưa thì bố mẹ mắng con. Bây giờ cả nhà sẽ tức giận với cô giáo!


Điện thoại bàn giờ đã là… đồ cổ.

 

Sự tiến hóa dự đoán trước của quần tụt!
 


Ngày trước vui lắm khi nhận được 1 cái email, giờ thì đọc mail là một việc thật mệt mỏi. Một lá thứ tay có khi lại đủ vui suốt cả ngày.

Nước đã trở nên khan hiếm lắm rồi…

Ngày xưa cố gắng chơi để qua level. Bây giờ chỉ cần trả tiền thôi!


Cách giết thời gian cũng đã khác…


Chụp ảnh cái chân thôi là người ta biết mình đi du lịch rồi.


Bây giờ lúc mất mạng, mọi người sẽ kêu gào ý như ngày trước bị đổ dầu sôi lên người vậy.


Khi chưa có smart phone, ai cũng vui vẻ nói chuyện cùng nhau. Bây giờ chỉ cần điện thoại là được rồi.

30 điều phụ nữ cần “khắc cốt ghi tâm” khi yêu hoặc quên ai đó!

1. Nếu một người đàn ông muốn bạn, chẳng gì có thể ngăn cản được anh ta.

2. Nếu anh ta không muốn bạn nữa, chẳng gì có thể giữ chân anh ta được.

3. Đừng bào chữa cho một người đàn ông và những gì anh ta làm. Cũng đừng bào chữa cho chính bạn và những việc bạn đã làm. Hãy hành động, hãy thay đổi để có được cuộc sống mà bạn xứng đáng được hưởng.

4. Hãy nghe theo trực giác mách bảo, hơn ai hết chính bạn biết cách cứu mình khỏi những tổn thương. Hãy tin vào sự khôn ngoan của chính mình.

5. Đừng cố gắng thay đổi bản thân chỉ để vừa lòng một người đàn ông, và cũng đừng cố gắng thay đổi một người đàn ông chỉ để vừa lòng bạn. Nếu hai bạn không thể vừa lòng về con người vốn dĩ của nhau, tốt hơn hết là nên dừng mối quan hệ này đi.

6. Chậm thì chắc. Những chuyện tình vĩ đại nhất thường mất nhiều năm để vun đắp, bạn có thể mê đắm ai đó từ cái nhìn đầu tiên nhưng để yêu thực sự thì không thể một sớm một chiều mà thành.

7. Đừng xem một người đàn ông là lẽ sống của cuộc đời, vì còn rất nhiều thứ khác có thể khiến bạn hạnh phúc hơn nhiều. Và hãy nhớ hạnh phúc là một hành trình, không phải là đích đến, nên đừng xem chuyện có được một người đàn ông là cái đích hạnh phúc của mình.

8. Nếu bạn chia tay vì anh ta không đối xử tốt với bạn thì đừng hối tiếc gì cả, cũng đừng nghĩ đến chuyện làm bạn, bởi anh ta cũng chẳng đáng để làm bạn với bạn.

9. Đừng thoả hiệp. Nếu bạn có cảm giác anh ta cứ theo sát và kiểm soát bạn, thì việc này càng ngày sẽ càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn.

10. Đừng tiếp tục một mối quan hệ vì bạn nghĩ nó rồi sẽ khá hơn. Bạn sẽ giận mình lắm sau một hoặc vài năm nữa khi mà tình hình chẳng có gì thay đổi cả.

11. Người duy nhất mà bạn có thể kiểm soát trong mối quan hệ của mình là chính bạn.

12. Đừng đâm đầu vào gã đàn ông đã có vài đứa con riêng với vài phụ nữ khác nhau. Sao bạn nghĩ anh ta sẽ có trách nhiệm với bạn hơn những người phụ nữ trước đó chứ?

13. Hãy luôn có một đám bạn riêng của mình, không phải bạn chung với anh ta.

14. Đặt và duy trì ranh giới cho những việc anh ta có thể làm đối với bạn. Nếu anh ta làm phiền bạn, hãy nói thẳng.

15. Hãy nhận thức rõ ràng rằng một mối quan hệ nghiêm túc và lành mạnh được xây dựng dựa trên niềm tin và niềm tin đó cần thời gian để phát triển. Thật không khôn ngoan chút nào nếu mới quen nhau mà bạn đã tông tốc kể hết đời tư của mình.

16. Bạn không thể thay đổi được cách xử sự của bất kỳ ai khác ngoài bạn. Sự thay đổi đến từ nhận thức bên trong chứ không phải phải tác động từ bên ngoài.

17. Đừng bao giờ làm một người đàn ông cảm thấy anh ta quan trọng hơn bạn, dù cho anh ta xuất thân, học thức và địa vị hơn hẳn bạn đi nữa. Và cũng đừng bao giờ để anh ta cảm thấy mình thua kém bạn.

18. Đừng thần tượng hay xem anh ta là thần thánh; anh ta chỉ là một người đàn ông, không hơn không kém.

19. Đừng bao giờ để một người đàn ông nói bạn là loại người gì. Bạn là chính bạn, bạn biết rõ bản thân và không có gì phải bàn cả.

20. Đừng bao giờ “mượn tạm” gã đàn ông của một phụ nữ khác. Nếu anh ta đã lừa dối người kia, thì rồi cũng sẽ lừa dối bạn thôi.

21. Một người đàn ông sẽ đối xử với bạn theo cách mà bạn cho phép anh ta làm vậy với bạn. Vì vậy trước khi than vãn vì sao anh ta cứ đối xử tệ với bạn, hãy nghĩ xem có phải bạn đã đồng loã để anh ta làm vậy?

22. Đàn ông không phải là cún cưng hay mèo yêu của bạn. Đừng cư xử với một người đàn ông như cách bạn yêu chó mèo nhà mình.

23. Không nên nhận hết thiệt thòi về mình mà nhượng bộ anh ta tất cả. Sự hoà hợp và thoả hiệp phải đến từ cả hai phía.

24. Bạn cần thời gian để chữa lành nỗi đau giữa các mối quan hệ. Hãy giải quyết các vấn đề của mình trước khi bắt đầu một mối quan hệ mới.

25. Đừng bao giờ tìm kiếm một người bổ khuyết cho bạn.Tình yêu và mối quan hệ vốn dĩ đã là sự kết hợp giữa hai cá thể hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần tìm người hợp và bù đắp với mình, chứ không phải bù trừ.

26. Hẹn hò thì vui mà, đâu cứ nhất thiết anh ấy phải là người đàn ông lý tưởng hay phải đi cùng bạn đến cuối đời.

27. Hãy để anh ta đôi khi được nhớ nhung bạn. Nếu anh ta luôn biết bạn ở đâu và bạn luôn sẵn sàng ở đó và làm mọi thứ vì anh ta, anh ta có thể cảm thấy bạn quá phụ thuộc. Bạn có cuộc sống riêng của mình mà, không cần lúc nào cũng phải kè kè với anh ta đâu.

28. Đừng ràng buộc hoàn toàn với người đàn ông không chịu lắng nghe bạn và không cố gắng đáp ứng mong muốn của bạn. Bạn vẫn có thể giữ quan hệ với anh ta nhưng hãy xem xét thêm những người đàn ông biết trân trọng bạn hơn.

29. Hãy luôn kiểm soát chính mình, nếu bạn làm điều gì đó thì đó là vì bạn muốn làm chứ không phải vì ai bắt bạn làm cả.

30. Trên hết: hãy yêu mình trước.

Theo Webtretho