Danh mục lưu trữ: So sánh

Sự khác nhau tất tần tật về mọi thứ giữa ngày ấy – bây giờ

Trải qua một quãng thời gian rất dài, chắc chắn rằng có những điều buộc lòng phải khác. Có những sự thay đổi đã giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, nhưng cũng có những sự thay đổi khiến mình phải nuối tiếc.

Tại sao chúng ta luôn có cảm giác những ngày đã qua luôn có cái gì đó tốt hơn nhỉ? Ừ đúng rồi, có thể chiếc tivi của bạn đã mỏng hơn ngày trước rất nhiều, nhưng bạn phải mất đến 20 năm để chờ đợi sự thay đổi đó. Có thể chiếc điện thoại cục gạch ngày xưa sẽ làm… vỡ sàn nhà khi bạn làm rơi, nhưng cái smartphone mỏng dính bây giờ sẽ vỡ tung tóe màn hình nếu như bạn không cẩn thận. Rồi khi Internet phát triển mạnh mẽ và mạng xã hội ra đời nữa…

Trải qua một quãng thời gian rất dài, chắc chắn rằng có những điều buộc lòng phải khác. Có những sự thay đổi đã giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, nhưng cũng có những sự thay đổi khiến mình phải nuối tiếc.

Ngày xưa thì mình gầy gò còn tivi to bự chảng, bây giờ người béo là mình và cái thứ mỏng hơn lại là tivi.

Với máy tính cũng thế!

Sinh nhật ngày xưa mong lắm để nhận được quà. Bây giờ chỉ hóng thông báo chúc mừng của bạn bè trên Facebook mà thôi.

Ngày trước chỉ toàn gọi điện. Bây giờ nhắn tin đã quen rồi!

Ngày xưa chia sẻ là quan tâm. Bây giờ chia sẻ là phạm pháp!

Quay phim viễn tưởng ngày xưa cần rất nhiều mô hình tí hon. Còn bây giờ? Màn hình xanh là đủ rồi. 

Ngày trước được ăn Mc donalds thì còn gì bằng. Bây giờ đúng là… ác mộng, chán lắm rồi.

Đến chuyện tập thể dục cũng đã khác. Xưa thì sẽ tập tành chăm chỉ, còn bây giờ chủ yếu là chụp ảnh tự sướng và up ảnh lên khoe.

Điện thoại “cục gạch” ngày trước sẽ làm… vỡ nền nhà nếu rơi. iPhone bây giờ mà rơi thì chỉ có vỡ màn hình!

Ngày xưa con sẽ nhờ bố giúp đỡ mọi thứ, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất. Còn bây giờ đã là thế giới của công nghệ rồi, bố lại phải hỏi con…

Điểm thấp ngày xưa thì bố mẹ mắng con. Bây giờ cả nhà sẽ tức giận với cô giáo!


Điện thoại bàn giờ đã là… đồ cổ.

 

Sự tiến hóa dự đoán trước của quần tụt!
 


Ngày trước vui lắm khi nhận được 1 cái email, giờ thì đọc mail là một việc thật mệt mỏi. Một lá thứ tay có khi lại đủ vui suốt cả ngày.

Nước đã trở nên khan hiếm lắm rồi…

Ngày xưa cố gắng chơi để qua level. Bây giờ chỉ cần trả tiền thôi!


Cách giết thời gian cũng đã khác…


Chụp ảnh cái chân thôi là người ta biết mình đi du lịch rồi.


Bây giờ lúc mất mạng, mọi người sẽ kêu gào ý như ngày trước bị đổ dầu sôi lên người vậy.


Khi chưa có smart phone, ai cũng vui vẻ nói chuyện cùng nhau. Bây giờ chỉ cần điện thoại là được rồi.

Khác biệt thú vị giữa đàn ông & phụ nữ

32 điểm khác biệt thú vị giữa đàn ông & phụ nữ

01. Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà ngồi không.
02. Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ngồi rình.
03. Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực.
04. Sau lưng người đàn ông nghèo khó là người đàn bà nhăn nhó.
05. Sau lưng người đàn ông hám của lạ là người đà bà lang chạ.
06. Sau lưng người đàn ông thành đạt là người đàn bà đánh bạc.
07. Sau lưng người đàn ông đích thực là người đàn bà thích đực.
08. Sau lưng người đàn ông yếu đuối là người đàn bà chán chuối.
09. Sau lưng người đàn ông liệt dương là người đàn bà đáng thương.
10. Sau lưng người đàn ông đẹp zai là người đàn bà (dễ) mang thai.
11. Sau lưng người đàn ông mạnh khỏe là người đàn bà thích đẻ.
12. Sau lưng người đàn ông hết tiền là người đàn bà giữ tiền.
13. Sau lưng người đàn ông lắm lộc là người đàn bà thâm độc.
14. Sau lưng người đàn ông mún nghỉ là người đàn bà năn nỉ.
15. Sau lưng người đàn ông trăng sao là người đàn bà lao đao.
16. Sau lưng người đàn ông cường tráng là người đàn bà phóng khoáng.
17. Sau lưng người đàn ông lụn bại là người đàn bà ăn hại.
18. Sau lưng người đàn ông có chỗ đứng là một người đàn bà thích chỗ cứng.
19. Sau lưng người đàn ông có nụ cười duyên là đàn bà mê tới phát điên.
20. Sau lưng người đàn ông ga lăng là người đàn bà thích lăng nhăng.
21. Sau lưng người đàn ông nịnh vợ là người đàn bà lo sợ.
22. Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xui dại.
23. Sau lưng người đàn ông hung hãn là người bàn bà thỏa mãn.
24. Sau lưng người đàn ông lắm tài là người đàn bà chân dài.
25. Sau lưng người đàn ông buồn phiền là người đàn bà đòi tiền.
26. Sau lưng người đàn ông đang say là người đàn bà càm dao phay.
27. Sau lưng người đàn ông nổi tiếng là người đàn bà làm biếng.
28. Sau lưng người đàn ông hư đốn là người đàn bà thiếu thốn.
29. Sau lưng người đàn ông khôn ngoan là người đàn bà hân hoan.
30. Sau lưng người đàn ông nhu nhược là người đàn bà láo xược.
31. Sau lưng người đàn ông bất cẩn là người đàn bà vớ vẩn.
32. Sau lưng người đàn ông đi xa là người đàn bà trăng hoa.

Là con gái thật khổ! – Dưới góc nhìn nghệ thuật và với con mắt hài hước của mình, các nhà làm phim đã dựng lên đoạn hoạt hình rất sinh động về vấn đề nóng bỏng này. Một clip được đánh giá là “không thể không xem”.

25 điều đối lập thú vị giữa phụ nữ và đàn ông

Đó là những khác biệt trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân cũng như những thói quen trong cuộc sống hàng ngày…

1. Đàn ông sẽ trả gấp đôi để có được thứ mà anh ấy muốn.
Phụ nữ chỉ chi một nửa tiền cho món đồ cô ấy không thực sự cần nhưng lại đang trong kỳ giảm giá.
2. Phụ nữ thường lo lắng cho tương lai cho đến khi cô ấy kiếm được một tấm chồng.
Đàn ông chẳng lo nghĩ gì về tương lai cho đến khi anh ta lấy vợ.
3. Đàn ông thành đạt là người kiếm được tiền nhiều hơn số vợ anh ta sẽ tiêu.
Phụ nữ thành đạt là người kiếm được một ông chồng như thế.
4. Để hạnh phúc bên một người đàn ông, bạn sẽ phải hiểu anh ấy rất nhiều và yêu anh ấy chút chút.
Để hạnh phúc bên một người phụ nữ bạn lại phải yêu cô ấy thật nhiều và đừng có cố tìm cách hiểu cô ấy.
5. Đàn ông đã kết hôn sống thọ hơn đàn ông độc thân, nhưng đàn ông đã kết hôn lại sẵn sàng chết so với trai chưa vợ.
6. Bất kỳ người đàn ông đã kết hôn nào cũng nên quên đi những lỗi lầm của anh ta, bởi chẳng ích gì khi cả hai vợ chồng cùng nhớ về một thứ.
7. Đàn ông lúc tỉnh giấc và trước khi đi ngủ trông chẳng khác gì nhau.
Phụ nữ thì xuống sắc hơn rất nhiều sau một đêm say giấc.
8. Phụ nữ lấy chồng và hy vọng anh ấy thay đổi nhưng chẳng suy chuyển được gì.
Đàn ông lấy vợ chỉ mong cô ấy vẫn như xưa nhưng cô ấy lại thay đổi.
9. Phụ nữ luôn là người nói lời cuối cùng trong mọi cuộc tranh cãi.
Bất kỳ lời nào người đàn ông nói sau đó sẽ khơi mào cho trận chiến mới.
10. Có 2 thời điểm đàn ông không hiểu đàn bà: Trước và… sau hôn nhân.
11. Phụ nữ đi toilet theo “bầy đàn”, nam giới đi riêng lẻ thậm chí bậy bạ mỗi người “xử” một nơi.
12. Phụ nữ trưng diện để đi mua sắm, đi tưới cây, đổ rác, trả lời điện thoại, đọc sách, check mail.
Đàn ông chỉ ăn mặc chỉnh tề khi đến đám cưới hay đi dự tang lễ.
13. Phụ nữ biết mọi thứ về các con của cô ấy: Lịch hẹn với bác sĩ nha khoa, bạn thân của con, thức ăn khoái khẩu, giấc mơ, hy vọng, chuyện yêu đương và cả những lo sợ bí ẩn.
Đàn ông chỉ lờ mờ nhận ra là có vài đứa nhóc ở chung nhà với mình.
14. Đám phụ nữ khi làm bạn với nhau thường nói những lời có cánh: “Trời ơi mình yêu mấy bồ quá”, và tình bạn đó chỉ kéo dài nhiều lắm thì 2-3 năm.
Đàn ông khi tụ tập toàn nói tục, chửi thề, họ gọi nhau với những biệt danh chẳng mấy hay ho nhưng tình bạn thì kéo dài mãi mãi.
15. Đàn bà nói: “Cầu xin trời phật run rủi cho con gặp được người đàn ông đẹp trai, biết quan tâm chăm sóc, lãng mạn, thông minh, hiểu con, yêu con say đắm, người sẽ không bao giờ lừa dối con, luôn tặng con những lời ngợi khen và không bao giờ chỉ trích những điều con đã làm…”.
Đàn ông chỉ cầu xin một điều duy nhất thôi: “Ngực bự”.
16. Phụ nữ chọn dầu gội đầu dựa trên các tiêu chí về hiệu quả, thương hiệu, mùi hương, thành phần, màu sắc, chất lượng, thiết kế mẫu mã, mức độ phổ biến, những nhận xét từ người đã dùng…
Đàn ông chọn dầu gội đầu chỉ quan tâm một điều duy nhất: Có chữ “dầu gội” trên vỏ chai.
17. Đàn ông vào tiệm cắt tóc, trả vài chục nghìn để biến mái tóc từ tổ quạ thành húi cua.
Phụ nữ bước từ tiệm ra sau khi đã trả đến tiền triệu và mái tóc cô ấy trông chẳng khác gì chưa khi cắt.
18. Phụ nữ một tối không về nhà. Hôm sau cô ấy nói với chồng là em ngủ lại ở nhà cô bạn. Ông chồng nhấc điện thoại gọi cho 10 cô bạn thân của vợ, chẳng cô nào biết đêm qua vợ anh ta đã đi đâu.
Đàn ông một tối không về nhà. Anh ta nói với vợ rằng đã ngủ lại ở nhà anh bạn. Cô vợ điện thoại cho 10 người bạn của chồng. 8 trong số đó xác nhận chồng cô ngủ lại nhà họ tối qua, 2 người còn lại thậm chí còn nói như đinh đóng cột rằng chồng cô vẫn đang ở đó.

HL Theo IZS dantri.com.vn

Differences between men and women


1. Người phụ nữ thông minh hy vọng lấy được một người đàn ông yêu cô ấy

Người đàn ông ngu xuẩn cho rằng sẽ cưới được một người phụ nữ yêu anh ta.

2. Phụ nữ luôn hy vọng mình trở thành người đàn bà cuối cùng của đàn ông

Đàn ông luôn hy vọng mình là người đàn ông đầu tiên của người phụ nữ.

3. Muốn nhìn kỹ khuôn mặt của người phụ nữ thì phải đợi sau khi họ tẩy trang

Muốn nhìn kỹ khuôn mặt người đàn ông thì phải đợi hai bên chia tay.

4. Người đàn ông thành công kiếm được số tiền nhiều hơn số phụ nữ đã xài

Người phụ nữ thành công là kiếm được người đàn ông như thế.

5. Đàn ông chịu trả số tiền gấp đôi để mua thứ mình muốn

Phụ nữ bao giờ cũng trả nửa giá tiền để mua cái mình thật sự không cần.

6. Người phụ nữ luôn lo lắng cho tương lai cho đến khi lấy được chồng

Người đàn ông không lo lắng cho tương lai cho đến khi lấy được vợ.

7. Đàn ông đi dạo cửa hàng là muốn mua cái mà họ cần

Phụ nữ vào cửa hàng là muốn xem vật gì cần mua hay không.

8. Có những người đàn ông cho rằng hôn nhân là mồ chôn của tình yêu

Có những người phụ nữ lại cho rằng không kết hôn, tình yêu sẽ chết không chốn dung thân.

9. Đàn ông chỉ coi trọng hiện tại của người phụ nữ

Phụ nữ lại coi trọng tương lai của người đàn ông.

10. Đàn ông nói nhiều nhất chính là lúc sau khi say

Phụ nữ nói nhiều nhất chính là lúc sau khi họ lấy chồng.

11. Trước khi cưới đàn ông đều đeo bám phụ nữ đến nửa đêm mới chịu về

Sau khi cưới phụ nữ luôn phải đợi đến nửa đêm mới thấy chồng mình về.

12. Phụ nữ không nên đánh đập đàn ông bởi vì chắc chắn bạn không thể đánh lại họ

Đàn ông không nên đánh phụ nữ bởi vì người đánh phụ nữ thì không có tư cách là đàn ông.

13. Phụ nữ mất đi tình yêu sẽ cảm thấy vô cùng trống trải

Đàn ông có được tình yêu sẽ cảm thấy mệt mỏi vì vô cùng cực khổ.

14. Nếu phụ nữ coi đàn ông là bạn, điều đó có thể là sự khởi đầu của tình yêu

Nếu đàn ông coi phụ nữ là bạn, điều đó đồng nghĩa anh ta bắt đầu quên đi đối phương là phụ nữ.

15. Phụ nữ yêu một người đàn ông không cần có lý do gì

Đàn ông yêu một người phụ nữ thì phải nghĩ ra trăm ngàn lý do, để sau này còn trả lời cho câu hỏi “tại sao anh yêu em?” của phụ nữ.

16. Đàn ông bắt phụ nữ chờ thì không phải là đàn ông tốt

Phụ nữ bắt đàn ông đợi thì không sao nhưng bạn phải coi chừng vì chưa chắc họ kiên nhẫn đợi được lâu.

17. Sau khi đàn ông say rượu sẽ nghĩ đến phụ nữ nhưng không chỉ một người

Phụ nữ sau khi say rượu sẽ nghĩ đến đàn ông nhưng bao giờ cũng chỉ một người, chính là người đàn ông đã bỏ rơi họ.

18. Những chàng trai đang yêu luôn muốn đơn giản hóa mọi việc phức tạp

Những cô gái đang yêu luôn muốn phức tạp hóa mọi việc đơn giản.

19. Đàn ông hy vọng vào tình yêu là bởi vì nhàn rỗi, đến cuối cùng là gặp phải phiền phức

Phụ nữ hy vọng vào tình yêu là bởi vì tò mò, đến cuối cùng là gặp phải thất vọng.

20. Sau khi đàn ông chinh phục được thế giới thì có thể giành được phụ nữ

Sau khi phụ nữ chinh phục được đàn ông thì có thể giành được cả thế giới.

21. Đàn ông nhường cho phụ nữ ra quyết định bởi vì họ biết phụ nữ sẽ không cho họ quyết định

Phụ nữ nhường cho đàn ông quyết định là bởi vì họ muốn biết đàn ông có thể đoán được ý muốn thật sự của họ hay không.

22. Phụ nữ luôn tâm sự về người đàn ông mà họ đang yêu

Đàn ông khi tâm sự với nhau lại luôn bàn về người phụ nữ mà họ không chiếm được.

23. Đối với phụ nữ, một danh từ khác về mỹ phẩm là lòng tin

Đối với đàn ông thì mỹ phẩm lại là cái bẫy.

24. Đàn ông thích nhất là phụ nữ nghe lời

Phụ nữ lại mê người đàn ông không nghe lời cô ấy.

25. Đối với đàn ông tình yêu chỉ là bài nhạc nền trong cuộc đời

Đối với phụ nữ, tình yêu lại là bài nhạc chủ đề trong cuộc đời.

Theo Kiến Thức Gia Đình

Sự khác nhau giữa đàn ông & đàn bà

Đàn ông thích gì?

– Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền;

– Đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.

Đàn bà thích gì?

– Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông;

Đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.

– Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể;

Đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.

1. Người đẹp thì làm ta chú ý, còn người làm dáng thì… chú ý đến ta.

2. Vợ ngày xưa thường “nâng khăn sửa túi” cho chồng. Vợ ngày nay thường “ngửi khăn lục túi” của chồng.

3. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nhưng nếu bạn cười với một cô gái trước mặt vợ mình thì nụ cười ấy lại là thuốc… đỏ.

4. Người cho ta tiền là thầy ta, người cho ta mượn tiền là bạn bè ta, người lúc nào cũng muốn lấy tiền của ta ấy là vợ ta!

5. Có tiền mua tiên cũng được, nhưng đừng mua một “tiên nữ”, vì như thế bạn sẽ không còn tiền.

6. Theo luật Hôn nhân gia đình thì đàn ông (con trai) ít ra cũng được tự do 20 năm (trước khi cưới vợ).

7. Nhậu nhiều thì vợ buồn, nhậu ít thì bạn bè buồn, còn không nhậu thì… mình buồn.

8. Hôn nhân là nghệ thuật sống chung hai người mà vẫn hạnh phúc như khi sống một mình.

9. Người ta thường dùng lửa để thử vàng, dùng vàng thử đàn bà, dùng đàn bà thử đàn ông và dùng đàn ông đi lấy lửa.

10. Người đàn ông đầu tiên so sánh phụ nữ với một đóa hồng là một thi sĩ, còn người thứ hai so sánh như thế là một người thiếu… kinh nghiệm.

11. Ðược tăng lương cũng giống như uống ly rượu, nó nâng tinh thần ta lên nhưng chỉ trong chốc lát thôi.

12. Nếp nhăn… là cái mà chỉ người khác có. Còn bạn chỉ có những “đường cá tính” mà thôi.

13. Lương tâm – đó là cái buộc ta phải kể với vợ tất cả mọi chuyện trước khi có ai đó mách.

14. Hãy luôn nhớ rằng bạn là người độc đáo, cũng như… những người khác.

15. Thời trang phụ nữ giống như hàng rào kẽm gai – bảo vệ dinh cơ nhưng không giới hạn tầm nhìn.

16. Nếu người chồng im lặng trong gia đình, nghĩa là vợ anh ta có tài năng của một nhạc trưởng.

17. Hôn nhân cũng giống như số “pi” trong toán học: tự nhiên, phi lý và rất quan trọng.

18. Nếu một phụ nữ không chịu lấy chồng, người ta bảo cô ta có tính độc lập cao. Còn nếu một người đàn ông không chịu lấy vợ, người ta bảo hắn ta không dám dấn thân.

19. Phụ nữ luôn sẵn sàng tha thứ. Nhưng họ không bao giờ quên những gì họ đã tha thứ.

20. Trong 24 tháng đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ, người ta dạy chúng đi và nói. 24 tháng tiếp theo, họ sẽ bảo chúng ngồi yên và câm miệng.

21. Phụ nữ và các nhà dự báo thời tiết giống nhau ở chỗ họ thường chỉ thừa nhận mình đã lầm chứ không sai!

22. Cô gái già là phụ nữ không thành công trong việc kiếm chồng, còn trai già là đàn ông thành công trong việc không lấy vợ.

23. Ba giai đọan của một đời người: tin vào ông già Noel, không tin vào ông già Noel và làm ông già Noel.

24. Ðàn ông tốt có ở khắp mọi nơi trên thế giới, trừ dưới mái nhà của vợ mình.

25. Ðàn ông tha thứ rồi quên đi, còn đàn bà thì chỉ tha thứ.

26. Tất cả đàn ông đều có lúc lầm lỗi, nhưng người đã có vợ bao giờ cũng nhận ra sai lầm của mình nhanh hơn.

So sánh vui giữa chàng và nàng

1. Đàn ông được Thượng đế tạo ra theo nhu cầu của thế giới, còn phụ nữ được Thượng đế tạo ra theo nhu cầu của đàn ông.

2. Khi yêu thì đàn ông sẽ biết làm thơ còn phụ nữ khi yêu rồi thì biết nằm mơ.

3. Phụ nữ luôn lo nghĩ mông lung đối với đàn ông, còn đàn ông thì luôn sớm nắng chiều mưa đối với phụ nữ.

4. Phụ nữ hạnh phúc vì anh ấy yêu mình thực sự còn đàn ông hạnh phúc vì cô ấy đáng để mình yêu.

5. Phụ nữ nên có bộ ngực tròn trịa, còn đàn ông thì nên có một hầu bao đầy đặn.

6. Phụ nữ hôn đàn ông thì cảm thấy hạnh phúc còn đàn ông hôn phụ nữ thì cảm thấy ngon miệng.

7. Khi đi đến bước đường cùng thì phụ nữ sẽ lấy chồng, còn khi đàn ông bước vào bước đường cùng thì họ sẽ ly hôn.

8. Người phụ nữ thông minh sẽ lấy người yêu mình làm chồng, còn người phụ nữ ngốc nghếch thì sẽ lấy người mình yêu làm chồng.

9. Khi còn yêu thì phụ nữ sẽ khiến cho đàn ông đau lòng, nhưng khi làm vợ rồi thì phụ nữ sẽ khiến cho đàn ông phải đau đầu.

(Theo Hạnh Phúc Gia Đình)

Đây là sự so sánh khác biệt giữa hai phái

1. Tại sao gọi là ông Trăng (ông trời, ông sao) mà không gọi bà Trăng?

Câu trả lời: tại vì con trai đẹp hơn con gái!

Tại sao có “Thằng Cuội” mà lại không có “Con Cuội”?

Tại vì các ông có tính hay ăn vụng, cơm thì chê phở thì mê, nên thường hay nói láo để chạy tội

2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?

Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!

Tại sao gọi là “Ông Kẹ” mà không gọi là “Bà Kẹ”?

Tại vì trên thế gian này không có người đàn bà xấu, mà chỉ có mấy ông xấu xí, gớm

3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế?

Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!

Tại sao chỉ có “Thằng Sở Khanh” chứ không có “Con Sở Khanh”?

Tại vì đàn ông chung tình thì rất khó

4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel?

Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!

Tại sao lại gọi là “Ông Già Dê (Dịch)” mà không ai gọi là “Bà Già Dê (Dịch)”?

5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có… phụ nam?

Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!!!

Tại sao chỉ có “Cậu Cả Con Quan” mà lại không có “Cô Cả Con Quan”?

Tại vì chỉ có các cậu ỷ mình là con nhà quan hay khoe khoang, về nhà thì làm biếng … dài lưng tốn vải ăn no lại nằm, chẳng làm nên cái tích sự gì hết!

6. Tại sao không có Cậu Hồn mà lại có Cô Hồn

Câu trả lời: tại vì các cậu không thành “Ma” mà sẽ thành “Phật”

Tại sao có “Anh Hùng Sợ Vợ” mà lại không có “Em Hùng Sợ Chồng”?

Tại vì các ông là miệng hùm gan sứa nhưng vẫn không bỏ được cái tánh khoác lác nên các ông mới luôn luôn vỗ ngực: “Sợ vợ mới anh hùng”!

7. Tại sao gọi là “Thằng Hề” mà không gọi là “Con Hề”?

Đàn bà nghĩ gì về đàn ông?

Trước hết, các bạn cần nhớ, bài viết này của một người đàn bà đẹp viết về những người đàn ông đã đi qua cuộc đời cô. Một góc nhìn tuy tiêu cực đấy nhưng rất bổ ích cho chị em và anh em tham khảo và ngẫm nghĩ… Có thể những lập luận dưới đây chưa đúng 100% nhưng cá nhân mình thấy cũng đúng đến 70-80%
1. SẮC
Đàn ông thường bảo rằng họ yêu vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, nhưng là của 1 phụ nữ đẹp. Chẳng hạn như cái tâm hồn đẹp của một khuôn mặt đa diện lồi bất đối xứng, rỗ rá xì mụn không phải là thứ họ quan tâm, không phải là loại phụ nữ có thể chứng tỏ được đẳng cấp của họ khi đi ngoài phố.
Đàn ông đến để chúng ta chọn lựa, không phải đến để chọn lựa chúng ta. Vì vậy, hãy trở nên xinh đẹp. Đàn bà xấu vốn dĩ không có quà.
Bất kể đứa con gái nào cũng có thể trở nên xinh đẹp. Quan trọng là có đủ tiền và có đủ sự đầu tư khôn ngoan trước sự kì diệu của công nghệ make up, công nghệ dao kéo và công nghệ silicon.
Đừng lợi dụng đàn ông như một công cụ ATM, nếu không muốn họ xem đàn bà chỉ là 1 thứ sextoy đa năng. Đừng tưởng mình lợi dụng được đàn ông, thứ gì còn có thể mua được bằng tiền thì đều còn quá rẻ, mọi sự trao đổi thân xác đều là khập khiễng
2. SAY
Đàn ông thường bảo rằng không quan trọng chuyện trinh tiết, anh không quan tâm, anh là người bao dung, anh sẽ tha thứ cho em, bla bla bla. Nhưng về mặt phân tâm cảm giác mình là thằng ăn thừa làmặc cảm tâm lý sẽ được ghi nhận trong tầng sâu của vô thức. Khi không được ý thức kiềm giữ, khi say, khi tức giận, khi tự ái, khi ghen, chúng ta hãy sẵn sàng để chấp nhận tổn thương vì thứ không gọi là lỗi lầm nhưng được xem như lỗi lầm đó.
Hãy nhớ. Sau người đàn ông thứ nhất, mọi người đàn ông đến sau đều là thứ hai. Sự kể lể chi tiết, thành thực sẽ trở nên ngu xuẩn, vì khi người ta mãi băn khoăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đạo đức của đầu bếp, ăn phở sẽ rất khó thấy ngon.
Con cá tự câu được bao giờ cũng ngon hơn con cá đi mua được. Đàn ông đánh đổi rất nhiều tiền hoặc nhiều thời gian không phải vì con cá mà họ muốn, mà là để thỏa mãn cảm giác chinh phục. Con cá ở chợ hay siêu thị hay nhà hàng hay là đẳng cấp thế nào thì cũng là con cá mua được. Đàn bà khôn ngoan phải là con cá được câu biết đớp đúng mồi.
3. YÊU
Đừng quá ảo tưởng về những lời hứa của đàn ông. Ừ thì cứ tin, và quên nó đi.
Không có ai yêu ai mãi mãi. Về mặt sinh học, nồng độ dopamine trong tủy thượng thận và não phải, adrenalin, serotonin hay hormone hạnh phúc endorphine tăng cao tạo cảm giác mơ mộng, lâng lâng, xao xuyến, nhung nhớ của những người mới yêu nhau. Nhưng sự thật là những hormon này sẽ giảm dần và mất đi trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Sau đó, chúng ta sống, chấp nhận nhau bằng hormone gắn kết và tình nghĩa ocytocine. Vì không thể chống lại quy luật, hãy chấp nhận nó.
Đừng dày vò bản thân bằng niềm tin vào tình yêu bất diệt. Mong chờ xác suất may mắn 1 phần triệu triệu sẽ xảy đến như cổ tích hay sức sống các hormone tình yêu của mình sẽ là sự đột biến kì diệu ư? Ngu xuẩn.
Một khi tình yêu hết date. Hoặc là vứt bỏ, hoặc là chấp nhận, hoặc là đem tái chế, đừng mong chờ vào việc nâng cấp nó.
4. ĐAU
Vết thương nào rồi cũng sẽ lành. Nhưng thời gian có thể sẽ không thể phẫu thuật thẩm mĩ được vết sẹo nó để lại trên tim. Yêu thương, chiều chuộng và hy sinh quá mức, sẽ chỉ khiến cái gen khốn nạn trong mỗi thằng đàn ông trỗi dậy. Đừng đòi hỏi sự biết ơn, khi người ta không cần và không thể hiểu nổi sự hi sinh của mình là cái chết tiệt gì. Hi sinh bản thân chấp nhận đau khổ để người mình yêu hạnh phúc ư. Cao thượng hay là ngu dại.
Nếu có làm tổn thương một người đàn ông yêu thương mình cũng không cần phải có mặc cảm tội lỗi. Vì nếu không, chắc chắn một hay nhiều lần trong đời, hoặc họ sẽ làm tổn thương ta, hoặc làm tổn thương những người phụ nữ khác. Những gì mà một người con gái, một người phụ nữ, một người đàn bà, phải chịu đựng trong suốt cuộc đời, đủ để cho phép họ có được quyền ích kỉ và tự yêu mình như vậy.
Phụ nữ luôn luôn đúng. Và người đàn ông làm người đàn bà mình yêu phải đau, luôn luôn sai.
5. PHỤ
Phụ tình hay tình phụ thì cũng như nhau, cũng đau như nhau, cũng mất mát như nhau.
Không cần thiết phải làm đau một người phụ nữ khác vì một thằng đàn ông. Đừng so đo tao là vợ, tao là người yêu, mày là tình nhân. Khi có thể trong lòng họ, chúng ta không là cái đinh gỉ gì. Ở vai nào thì phụ nữ cũng đều đáng thương như nhau cả. Đến trước hay đến sau thì cũng sẽ thương tổn, cái đàn ông yêu nhất chính là bản thân họ.
Hãy bỏ ra vài tiếng làm tóc, trang điểm, diện áo váy để mình trở nên xinh đẹp hơn trước khi đến gặp tình nhân của chồng. Hãy tỏ ra bình tĩnh, thông minh và đừng để họ nhìn thấy sự bất lực của mình trong ánh mắt, trên những nếp nhăn, những ngấn mỡ thừa và sự mệt mỏi, khổ đau trên gương mặt.
Vòng tay này có thể ôm siết, bờ môi này có thể nồng nàn, lời nói này có thể ngọt ngào, con người này có thể từng yêu ta say đắm, thì cũng có thể như thế với người phụ nữ khác.
Đừng có cái tham vọng điên cuồng rằng có thể giữ người đàn ông mình yêu bên cạnh mình đến suốt cuộc đời.
6. DỤC
Đối với đàn ông, đôi khi món lạ cũng là món ngon. Nướng thịt trước các anh tu hành thì không khiến vồ vào ăn thì nước miếng cũng lênh láng. Nhưng chẳng ai đổi cơm để ăn thịt nướng suốt đời cả. Người đàn ông khôn ngoan chỉ muốn có thêm, họ không muốn đánh đổi.
Vì không thể trói buộc sự chung thủy của một người đàn ông suốt đời. Hãy cảm thấy may mắn nếu người đàn ông của mình ăn vụng chuyên nghiệp, an toàn, sạch sẽ và kín đáo. Ví dụ biết là chỉ sử dụng condom tự mua, biết về HIV/AIDS, STDs, hay rằng giang mai là bệnh có thể lây qua đường miệng, cách dò camera ở khách sạn…. Ôi nghề chơi cũng lắm công phu!
Không cần thiết phí tiền phí giờ nằm đau đớn ở thẩm mĩ viện, để căng da mặt để hút mỡ để nâng ngực, phải rủ rỉ nhau các tuyệt chiêu các tư thế mới lạ trên giường để giữ chồng. Lúc thì sushi lúc là cơm chiên dương châu lúc cơm trắng muối mè, chán quá thì nấu ra thành cháo, thì cũng gọi là đổi mới đấy, nhưng cuối cùng cơm vẫn là cơm. Chúng ta không thể là cái buffet mà họ muốn.
Quá ghen tuông hay quá tin tưởng đều là sai lầm. Thỉnh thoảng hãy dò ra những nick lạ từng sign in trong máy tính của chồng, và search chúng trên google. Biết đâu sẽ nhìn thấy chồng mình đang trên web đen nào đó chia sẻ kinh nghiệm chăn rau, viết report mây mưa, xin share hàng hay review về gấu nhà mình.
“Make love” và “have sex” là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Là điều không phải đàn ông nào cũng hiểu. Rồi thì họ quên dần những cái nắm tay, những cái ôm siết, những nụ hôn nhẹ nhàng, đàn bà với họ trở thành con búp bê đã cũ, đã biết quên dần những va chạm ấm áp.
7. RỖNG
Việc phải sống suốt đời với một người đàn ông thật đáng sợ. Mỗi ngày lại thấy họ càng lúc càng xa lạ, càng khác với chính họ những ngày đầu tiên mình yêu.
Không thể chịu đựng cuộc sống mà tình yêu cứ ngày càng nhoạt toét. Loanh quanh trong bếp, chăm sóc con cái, nhận chút thương hại và quan tâm của chồng như sự ban ơn. Bỏ mặc mình già đi, béo lên và lôi thôi, cáu gắt vì tối mặt hầu hạ chồng con, rồi lại lo lắng nghĩ xem làm thế nào để chồng không chê không chán, không tìm đến những cái giường khác, trẻ trung và hấp dẫn hơn. Đừng tự hãnh diện và ngụy biện cho tất cả rằng mình đã hi sinh, đã rất cao thượng, rằng mình vì gia đình, vì các con. Ai cần, ai quan tâm. Với tôi một khi tình yêu cho kẻ khác không còn nữa, tôi sẽ yêu chính tôi, kể cả con cái hay mấy mẩu giấy kết hôn, đều vô nghĩa như nhau.
Mỗi chúng ta đều chỉ sinh ra một lần và chỉ có một cuộc đời để sống. Chúng ta không có quyền buộc mình hi sinh vì kẻ khác. Nhất là trong cái xã hội loài người lạc hậu mà tự gọi mình là hiện đại, luôn đánh giá và tôn vinh phụ nữ bằng những gì họ đã hi sinh cho đàn ông. Thật mị dân.
8. BUÔNG
Thứ gì có thể cầm lên được, thì cũng bỏ xuống được.
Đàn ông chia tay khi đã yêu người khác, đàn bà chia tay khi không còn tình cảm. Một khi muốn buông bỏ, mọi lý do đều trở nên hợp lý. Đừng trách móc bằng những lời hứa xưa cũ, khi ấy họ thật sự đã được tẩy não, đã quên rồi.
Thứ gì vỡ rồi thì đừng cố chắp vá, chỉ làm cứa máu tim, chỉ làm chúng ta trở nên đáng thương và thảm hại. Thay vì vùi mặt trong chăn gối khóc lóc sưng mắt và đầu tóc rối bù, thay vì chờ đợi và tìm kiếm như con ngốc, tự hủy hoại bản thân bằng nuối tiếc và đau thương. Sự tự trọng bao giờ cũng làm cho chúng ta đẹp hơn, cao hơn kẻ khác.
Sự căm hận không phải là chọn lựa thông thái. Sự trả thù ngọt ngào nhất trong tình yêu đó là lãng quên.
Mười ngón tay siết không đủ để giữ được nhau.
Khi viết những dòng chữ này thấy lòng mình thật đau và kiệt sức, không thể viết cho xong. Ngày bình an nhé. Tôi yêu những cô gái của tôi, rất nhiều.

Khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc

Cà phê:
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Ăn trưa:
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Gọi điện ngoài đường:
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai

Cảm ơn:
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Cơn mưa:
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn – đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội – âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy:
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Giao thông:
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Trà đá:
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ:
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Con đường:
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”

Dao dĩa: Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”

Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”

Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”

Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”

Uống bia:
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Tào phớ:
Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài

Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa

Lơ đễnh đ.ng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch…..
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp

Cây xanh:
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai

Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến:
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???

Chợ tình:
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Xe:
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán

Vá xe:
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho

Hồ:
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại

Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe’’ em nha.

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài:
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.

Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet:
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa:
Sài-gòn: rộng và sâu
Hà-nội: nhỏ và ngắn

Chào hỏi:
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt

Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn

Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai

Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Gọi điện về việc kinh doanh:
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông

Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét

Khen vật gì to:
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki

HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Nói về ngu:
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.

Về hoa quả:
Hà nội: quả táo,
Sài gòn: trái bom

Hà nội: quả dứa
Sài gòn:trái thơm

Hà nội: Buôn dưa lê
Sài gòn: Tám

Uống bia:
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Uống rượu:
Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc

Khách sạn:
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:
Sông kim ngưu ở hà nội
Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn

Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai

Hà Nội: Mời cơm … ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là … phải ăn

Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất

Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

Hà nội: Gội đầu thư giãn
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ v hớt tóc máy lạnh
Thực ra vào trong đó thì như nhau

Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: quỷ sứ v đồ quỷ

Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em

Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn

Uống Cafe:
Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu:
Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa

Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:
ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu
Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời – không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.

Sinh viên và cave:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..”

Gái miền nam yêu chồng, chồng là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Chồng đi làm vất vả về muộn, say xỉn, vợ chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, yêu chồng thì sở hữu chồng luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt vợ như cái mâm.

Gái nam chồng xỉn, vợ chăm sóc chống nôn mửa các kiểu
Gái bắc chồng xỉn, vợ gọi điện thoại cho bạn chồng để kiểm tra đi đâu, chồng xỉn, nôn mửa, thì kệ chồng.

Gái nam không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, lỡ cầm tay họ là họ coi như người đó có trách nhiệm với họ cả đời. Thế mới tệ chứ.

Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.

So sánh cực vui về văn hóa phương Tây và phương Đông (P.2)

Văn hóa Đông và Tây: Kiến và ong?

Như một đứa trẻ bị đánh nhiều trở nên mất tự tin, hai cụm từ “văn hóa phương Đông” và “văn hóa phương Tây” bị lạm dụng nhiều trở nên mất 90% ý nghĩa.

Những bức minh họa trong phần 1 của anh Yang Liu, một họa sĩ người Trung Quốc đang du học tại Đức. Bên trái là văn hóa Đức, bên phải là văn hóa Trung Quốc. Có phải những bức minh họa trên so sánh văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây? (Mặc dù họa sĩ nói so sánh văn hóa Đức với văn hóa Trung Quốc.) Có phải những bức bên trái có nhiều điểm chung thuộc văn hóa Phương Tây, bên phải nhiều điểm chung thuộc văn hóa phương Đông? Tôi nghĩ không.

Thế giới phương Tây đa dạng; nhiều nền văn hóa khác nhau đến mức rất khó tìm ra điểm chung. Thế giới phương Đông càng đa dạng, tìm ra điểm chung là nhiệm vụ bất khả thi.
Ai từng đi Thụy Sĩ và Ý biết hai văn hóa thuộc hai nước này khác nhau như pizza và socola. Ai từng đi Việt Nam và Nhật (trong đó có tôi) biết hai văn hóa thuộc hai nước đó khác nhau như phở và sushi! Một người giỏi tranh luận có thể bảo vệ quan điểm rằng “Văn hóa Thụy Sĩ gần với văn hóa Nhật Bản hơn với văn hóa Ý,” hoặc “Văn hóa Việt Nam gần với văn hóa Ý hơn với văn hóa Nhật Bản.” Người Nhật xếp hàng giống cách người Thụy Sĩ. Người Ý “quý sếp” giống cách người Việt, v.v.
Tôi thường nói “Người Tây có quan điểm A, sở thích B…” Chắc do nhiều trang báo nhờ tôi viết bài về “Quan điểm của người Tây về phụ nữ Việt Nam”, hoặc “Cách nhìn của người Tây về Tết Nguyên Đán” nên cái tôi của tôi mở rộng, bị nhầm lẫn quan điểm của Joe và quan điểm tất cả các người Tây đang đi lại trên trái đất. Ảo tưởng tự đại…sứ.
Nói chung văn hóa phương Tây là…Nói chung văn hóa phương Đông là….
Viết vậy không khác gì tôi viết: “Nói chung khí hậu ở bán cầu bắc là rất dễ chịu.”
Tùy nước, tùy vùng.
Tùy trường hợp nữa. Nhìn lại bức tranh “Bực mình” trên. Đúng là có nhiều trường hợp người Canada khi thấy bực mình sẽ nói bực mình, người Việt Nam khi thấy bực mình sẽ nói “vui qúa!”. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Ví dụ, một người khách làm mất thời gian của bà chủ cửa hàng, chọn, lựa, mặc thử liên tục, cuối cùng đi ra không mua gì hết. Trong trường hợp đó bà chủ ở hai nước sẽ thấy bực mình, nhưng tỷ lệ khách Việt Nam bị “chửi-đuổi” sẽ cao hơn.
Con kiến và con ong
Thay vì nói “văn hóa phương Đông” và “văn hóa phương Tây”, hai cụm từ rất tối nghĩa, tôi muốn đưa ra một cách so sánh khác: Văn hóa con kiến và Văn hóa con ong. Đó là hai cách tổ chức xã hội thuộc về lý thuyết, không liên quan vĩ độ, màu da, hay bất cứ yếu tố địa phương nào khác.
Tôi chọn con ong và  con kiến vì cả hai đều là loại côn trùng xã hội (“Vì ta cần nhau”) nhưng lại có lối sống khác nhau. Con ong bay thẳng từ bông hoa này sang bông hoa khác, làm việc độc lập, có thể ở một mình trong thời gian dài nhưng khi cần thì rất biết làm việc nhóm. Con kiến bò từ điểm A sang điểm B là theo con đường ngoằn ngoèo, phức tạp. Nhưng trên con đường ngoằn ngoèo ấy các chú kiến luôn bò cùng nhau, giúp đỡ nhau, chăm sóc lẫn nhau…tóm lại, con kiến rất “nhau”. Một con ong có thể  tự thụ phấn cho hoa; một nhóm con kiến khi thấy chiếc lá hấp dẫn muốn chuyển sẽ cắt nhỏ, chia mỗi chú một miếng.
Thêm vào đó, các tổ ong chia thành “phòng” hình lục giác, mỗi “gia đình” có không gian riêng của mình, kiến trúc vừa đơn giản vừa hiệu quả. Các tổ kiến có nhiều gia đình một phòng, kiến trúc không đơn giản chút nào nhưng đường phố ngõ ngách các chú kiến biết hết.
Trái: bên trong “nhà ong”. Phải: mẫu bên trong tổ kiến.
Một số đặc điểm của văn hóa con kiến
– tính cộng đồng cao
 -“Sống chung với lũ”
 – nhiều mối quan hệ  do “cuộc sống tặng”
 – tập trung vào quá  trình làm việc
 – yêu sự hài hòa và cân đối
 – nhà nhiều thế hệ cùng sống
 – chấp nhận “vùng xám” lớn
 – uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
Một số  đặc điểm của văn hóa con ong
– đi thẳng vào vấn đề
– đề cao cái tôi
– nghĩ sao nói vậy
– thích đen trắng (chấp nhận vùng xám nhưng phải nhỏ)
– tôn trọng không gian riêng của người khác
– “sống để chống lũ”
 -người trẻ và người già khá độc lập
– nhà thường 2 thế  hệ cùng sống
 – tập trung vào kết quả
 – mối quan hệ chủ yếu là “tự tặng mình”
Văn hóa nào cũng có chút “chất kiến”, chút “chất ong”. Nếu “văn hóa con ong nguyên chất” xếp hẳn vào bên trái thước đo của tôi (số 1) và “văn hóa con kiến nguyên chất” xếp hẳn bên phải (số 10) thì tôi nghĩ văn hóa Mỹ sẽ là số 2 và văn hóa Việt Nam sẽ là số 8.
Tôi thấy văn hóa  Ý, đặc biệt vùng miền Nam và đảo Sicilia, có nhiều khía cạnh rất “kiến”. Ngược lại, tôi thấy văn hóa Nhật Bản có nhiều khía cạnh rất “ong”, có thể nói “Tây hơn cả Tây”. (Những khía cạnh đó tôi sẽ để cho các bạn tự nghiên cứu.) Tôi xếp đảo Sicilia vào số 6 và đảo Nhật Bản vào số 4.5.
Nga nghiêng về bên con kiến. Singapore nghiêng về bên con ong. Úc thì rất ong. Thái thì rất kiến.
Hàn Quốc trước đây là số 9 nhưng bây giờ là số 7. Canada tôi cho là số 4. Canada vốn là đất nước có hai văn hóa Pháp và Anh, nên người Canada rất hiểu cụm từ “sống chung”, sống hạnh phúc với những gì mình đang có. Các văn hóa thuộc Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ chủ yếu là văn hóa con kiến; do vậy, trên thế giới “dân kiến” đông hơn “dân ong”. Văn hóa Nam Mỹ kiến hơn văn hóa Bắc Mỹ. Các gia đình Nam Mỹ “Việt Nam” hơn, sống tình cảm, chấp nhận một “vùng xám” lớn.
Thôi, đủ rồi. Đánh giá từng nền văn hóa không phải mục đích của tôi. Mục đích của tôi là đưa ra một cách so sánh mới, tôn trọng sự đa dạng của thế giới phức tạp này. Và một mục đích nữa – phân tích xu hướng.
Từ  kiến sang ong
Tôi thấy xu hướng chính là từ văn hóa con kiến “dịch chuyển” sang văn hóa con ong. Chúng ta nên nhớ rằng, nhiều văn hóa Châu Âu ngày xưa đã rất con kiến; cách đây mấy trăm năm các gia đình ăn chung, dùng chung một con dao mà chưa có nĩa (wikipedia, “Medieval cuisine”). Thời đó các đại gia đình gần gũi với nhau hơn.
Ngày xưa người Tây  ăn chung một cách rất Ta
Yếu tố chính làm thay đổi nhiều nền văn hóa ở Châu Âu là do công nghệ. Nhờ sự phát triển của công nghệ và công nghiệp, những mối quan hệ trước đây coi là “bắt buộc” (dựa vào nhau mà sống), đã thành “tùy ý” (dựa vào nhau nếu thích). Có thể sống độc lập…vì công nghệ. Có thể có nhà riêng…vì công nghệ. Có thể kiếm tiền một mình…vì công nghệ.
Công nghệ cho phép giới trẻ chọn một cuộc sống “ong” hơn. Và nhiều giới trẻ chọn đúng như thế.
Thời cách mạng công nghiệp “văn hóa con ong” đã thu hút nhiều giới trẻ phương Tây, còn thời bây giờ “văn hoa con ong” đó đang thu hút nhiều giới trẻ Việt Nam. Ví dụ, hỏi 100 học sinh Việt Nam “Nếu có cơ hội em sẽ chọn đi du học ở đâu?” tôi nghĩ hơn 80 học sinh ấy sẽ chọn đất nước có nền văn hóa con ong. Phim “con ong” rất thành công ở thị trường “con kiến” này. Con ong bay, nhiều giới trẻ Việt Nam chạy theo.
Đó là xu hướng chính. Nhưng tôi thấy có một xu hướng phụ cũng rất thú vị. Đó là giới trẻ ở nhiều nơi có nền văn hóa con ong đang bắt đầu tìm ý nghĩa cuộc sống ở văn hóa con kiến! Vật chất thì ổn nhưng tinh thần thì chưa. Thay vì đi siêu thị họ chọn đi chợ, mặc cả một chút, nói vui với các anh chị bán hàng. Thay vì ô-tô họ đi xe đạp. Thay vì cố gắng giải quyết mọi vấn đề trong đời, họ học theo đạo Phật, đạo Lão, đạo Ấn, hoặc quyển sách bestseller dạy đời – cứ từ từ mà sống.
Con ong bay về phía  biển, giới trẻ Việt Nam chạy theo. Con kiến bò về phía núi, giới trẻ Canada chạy theo. Triết học đôi khi rất hài hước.
Trích huylinhworkshop.blogspot

So sánh cực vui về văn hóa phương Tây và phương Đông (P.1)

So sánh văn hóa Đông Tây

Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão… thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel – Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy…
Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông – Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.
– Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.
– Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây
– Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
– Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó
– Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý
Phương Đông
để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.
Phương Tây
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha… Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.
Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông – Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận… từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận…). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông – Tây.
Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết – nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.
Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.
Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.
Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.
Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó
Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.
Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển… và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.
Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn… để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.
Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.
Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.
Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động – phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Một nét nữa của triết học Tây – Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể…
Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ…
Đông (Á)
Tây (Âu)
Tinh thần – Đời người – Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệ Vật chất – Máy móc – Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật Thiên về khoa học công nghệ
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức — Con người, đạo học Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng — Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòai Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sống Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hội Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội

Sẽ thế nào nếu như phong cách sống Đông – Tây kết hợp?

East Meets West: Infographic Shows Differences Between Germans And Chinese (24 pics)

While we are all so different individually, it seems easy to define people in groups according to tired stereotypes. Things get interesting, however, when different stereotyped groups collide – which is exactly what Yang Liu’s “Ost trifft West,” or “East Meets West,” is all about. Liu, a young artist from Beijing currently living in Germany, illustrates the social and cultural differences between her Eastern and Western worlds.

“Ost trifft West” is a series of infographic posters that make accurate and sometimes humorous comparisons between German and Chinese people. The infographics underscore important human elements like the perception of self, expression of opinions and mood. They also compare a few less-serious elements like behavior at a party or the most popular cure for belly ache.

Yang Liu says she is often questioned about her ways of gathering such content and whether she used interviews, research or theories. “The fact is that each single illustration is my very personal experience in the past 13-17 years, and this work was made as a documentation of my own life,” she said. As an artist who was raised in multiple cultures, she doesn’t feel like she belongs to any of them: “I am feeling myself more as a person, who belongs to all the places I have been”,- says Liu.

Sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa Đông Tây luôn là một đề tài thú vị. Mặc dù toàn cầu hóa đang từng bước ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, nhưng không vì thế mà đặc trưng của những nền văn hóa này dần bị hòa tan vào nhau.

Lưu Dương, một nữ họa sĩ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức từng có cơ hội được học tập và sinh sống nhiều năm tại Đức đã truyền tải thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này thông qua triển lãm tranh “East meets West” – Đông Tây tương ngộ.

Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt.  “Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.

Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm. (Hình bên trái minh họa cho lối sống, văn hóa của người phương Tây, còn bên phải là người phương Đông)

1. Cách bày tỏ quan điểm – Expressing opinion

ẢnhNgười phương Tây bộc trực, thẳng thắn, không dấu giếm, không vòng vo khi thể hiện suy nghĩ của mình.

Ngược lại, ở phương Đông, mỗi một ý kiến được đưa ra cần có những câu “mở đầu” thật lịch sự, văn hoa, tránh làm mất lòng người nghe.

Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

2. Lối sống – Lifestyle: independent vs. dependent

ẢnhỞ châu Âu, châu Mỹ, mỗi một con người là một cá thể có chính kiến của riêng mình, sống độc lập và tôn trọng cái “tôi” là đặc trưng của cách sống phương Tây.

Trái lại, “chúng ta” là điều mà xã hội Á châu luôn hướng đến, một cuộc sống trong đó không chỉ có bản thân, mà còn cần cộng đồng, cái “tôi” chỉ là một phần nhỏ trong cái “chúng ta” mà thôi.

Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.

3. Thời gian – Attitude towards punctuality

ẢnhNgười phương Tây ưa đúng giờ, không cao su, họ coi việc đến trễ là điều tối kị. Đến muộn là một hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng với những người phải chờ đợi mình.

Cao su, co kéo thời gian, cho leo cây là tình trạng thường thấy của người châu Á chúng ta, không chỉ làm người đợi phải bực mình, đến muộn còn khiến chậm tiến độ công việc, thật không nên chút nào!

Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.

4. Sếp – The boss

Cấp trên
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.

5. Phương thức làm việc – Contacts and connections

ẢnhHình minh họa cụ thể hóa được phương thức làm việc của 2 nền văn hóa: Trong khi người phương tây làm việc với sự liên kết một cách mạch lạc và có hệ thống, người phương Đông lại có cách tổ chức khá rối rắm và nhằng nhịt.

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

6. Cách biểu lộ cảm xúc – Expressing feelings

ẢnhCũng giống như lúc đưa ra ý kiến, phương Tây có cách thể hiện cảm xúc một cách thẳng thắn, không nói dối suy nghĩ của bản thân, ngược lại người phương Đông lại có tâm lý “sự thật mất lòng”, thường giấu giếm cảm xúc thật của mình để tránh người khác thấy phiền, khó chịu.

Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.

7. Cách xếp hàng – Standing in a line

ẢnhTrong khi ở châu Á, khái niệm xếp hàng có lề có lối có phần “xa xỉ” với rất nhiều quốc gia thì tại châu Âu – Mỹ, hình ảnh những đoàn người đứng chờ mua hàng hay lên xe bus chẳng có gì khiến ta ngạc nhiên.

Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.

8. Cái tôi cá nhân – Self perception

ẢnhMột người Đức có thể coi cái “tôi” của mình là lớn nhất, quan trọng nhất, đặt mọi nhu cầu cá nhân lên hàng đầu, nhưng một người Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ sẵn sàng gác bỏ cái “tôi” ấy qua một bên nhường chỗ cho cái “chúng ta”. Theo người phương Đông, cộng đồng quan trọng hơn cá nhân.

Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.

9. Số lượng người trên phố ngày cuối tuần – Sundays on the streets

ẢnhSau cả một tuần làm việc mệt mỏi, bạn sẽ làm gì vào ngày cuối tuần quý báu? Nếu bạn là người châu Âu, chắc sẽ chọn phương án ở nhà vui vẻ cùng gia đình, tránh đi phố hay ra ngời đường. Nhưng nếu bạn người châu Á, chắc hẳn tụ tập phố phường là niềm vui của bạn.

Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

10. Tiệc tùng – At a party

ẢnhKhi dự tiệc, người phương Tây sẽ đứng thành những nhóm nhỏ cho dễ nói chuyện, bắt bạn, làm quen. Ngược lại, người phương Đông có thói quen đứng thành vòng tròn như chơi mèo đuổi chuột vậy.

Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

11. Đo mức âm thanh ở nhà hàng – Noise level at the restaurant

ẢnhPhương Tây coi trọng sự riêng tư, chính vị vậy ở những nơi công cộng, họ cố gắng nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến người khác, cũng như để người khác không làm ảnh hưởng đến mình. Ngược lại, khi vào một nhà hàng, người phương Đông sẽ “việc ta ta nói”, khiến âm thanh vô cùng ồn ào, khó chịu.

Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.

12. Ăn uống – Cure for stomach ache

Thức uống “lành mạnh”
Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.

13. Du lịch – Travelling

Đi du lịch
Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

14. Tiêu chuẩn của cái đẹp – Ideal of beauty

ẢnhNgười châu Âu, Mỹ vô cùng hâm mộ làn da bánh mật, họ coi người có làn da như vậy là một người khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Trong khi đó, người châu Á lại thích thú khi sở hữu một làn da “trắng như trứng gà bóc” hơn.

Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.

15. Trẻ em – Children in the family

Trẻ em trong gia đình
Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

16. Novelties

17. Cách giải quyết khó khăn – Dealing with problems

ẢnhPhương Tây thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tiếp cận vấn đề, nhưng người Á Đông có vẻ khoái cách lòng vòng hơn.

Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

18. Các bữa ăn trong ngày – Three meals a day

Các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.

19. Phương tiện di chuyển – Means of transportation

Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).

20. Cuộc sống của người già – Everyday life of elderly

Cuộc sống của người già
Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.

21. Tắm táp – Shower time

Tắm táp
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.

21. Ẩm thực – What’s trending

Ẩm thực sành điệu
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.

22. Thời tiết & cảm xúc – Mood and weather

Thời tiết và cảm xúc
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.

23. Đông Tây trong mắt nhau – Cultural perceptions: Germans vs. Chinese

Đông Tây trong mắt nhau
Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Bích Ngọc
Theo Bored Panda & huylinhworkshop.blogspot

Khác biệt của người Âu Mỹ và người Việt

1- Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt.

– Ở Mỹ : Ngược lại.

2- Ở Việt Nam : Người nghèo thì gầy ốm , người giàu béo mập.

Ở Mỹ: Ngược lại.

3- Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố.

– Ở Mỹ: Ngược lại.

4- Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt.

– Ở Mỹ : Ngược lại.

5- Ở Việt Nam: (và Phi Châu, cùng các nước Á Châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn.

– Ở Mỹ : Nhiều người chết vì ăn nhiều.

6- Ở Việt Nam: Khen đẹp, “không chịu”!

– Ở Mỹ: Khen đẹp, “thank you”!

7- Ở Mỹ : Lady first!

– Ở Việt Nam: Ngược lại.

8- Ở Mỹ : phụ nữ độc thân , đến 99 tuổi vẫn phải gọi “Miss” “Cô”

– Ở Việt Nam: phụ nữ lớn tuổi , độc thân , vẫn thành “Bà”

9- Ở Mỹ : đối xử với trẻ nhỏ , người lớn vẫn lắng nghe , đối thoại bình đẳng để học hỏi

– Ở Việt Nam: trẻ nhỏ nói nhiều , đưa ý kiến này nọ , dễ bị phiền lòng người lớn

10- Ở Mỹ : khi ly dị đàn ông rất “lỗ”

– Ở Việt Nam:  ly dị thường tổn hại phụ nữ nhiều hơn

11- Ở Mỹ :  sau xe hơi có thể gắn bảng viết “Tôi không thích tổng thống” , cảnh sát không quan tâm

– Ở Việt Nam:  mới nghĩ tới , đã sợ xộ khám

12- Ở Mỹ :  luật pháp bảo vệ người dân

– Ở Việt Nam:  đồng tiền xé toạc luật pháp

13- Ở Mỹ :  những dịp Holidays , đại hạ giá thực phẫm , làm phước thiện nhiều hơn , giúp dân nghèo hưởng chung vui

– Ở Việt Nam: tăng máy chém giá lên cao , dân nghèo, buồn ,càng khổ.

14- Ở Việt Nam: bà xã là “giám đốc ngân hàng” và kiêm luôn nhân viên kế toán .

 – Ở Mỹ : vợ chồng 50-50 , tiền ai nấy giữ

15- Ở Việt Nam: sau lễ cưới cô dâu không bị mất Họ .

– Ở Mỹ:  phải đổi theo Họ của chồng , theo luật chung qui định – trừ khi cô dâu không muốn .

16- Ở Việt Nam: Bệnh nhân sợ BS

– Ở Tây Phương : BS sợ bệnh nhân tố cáo vì không có lương tâm nghề nghiệp, có thể bị cấm hành nghề và tù tội.

17- Ở Việt Nam: gặp con nít hàng xóm – có quyền ẳm bồng hôn nựng .

– Bên Mỹ : gặp trẻ con phải tránh, không nên đụng chạm – Nếu quên , có thể bị Ủ -Tờ như chơi !

18- Ở Việt Nam: ăn thịt chó thì không sao ,

– Ở Mỹ: mà nhậu thịt chó là ủ tờ .

19- Ở Việt Nam:  hỏi tuổi phụ nữ không sao ,

– Ở Mỹ:   hỏi tuổi phụ nữ coi chừng bị xách guốc rượt chạy.

20- Ở Việt Nam: có thể mặc đồ bộ ra đường,

– Ở Mỹ:  chỉ mặc đồ bộ lúc ngủ.

21-  Ở Việt Nam: đôi bạn nam hoặc nữ có thể nắm tay bát bộ,

– Ở Mỹ:  chỉ khi nào đôi bạn cùng phái đó là bồ bịch, nhân tình…

22-  Ở Việt Nam:  có thể vừa ăn vừa nói,

– Ở Mỹ thì không.

23-  Ở Việt Nam: người vợ ở nhà giữ con cho chồng đi chơi với bạn bè,

– Ở Mỹ thì ngược lại.

24-  Ở Việt Nam:  đàn bà rửa chén

– Ở Mỹ thì ngược lại.

25- Người Mỹ, người Tây phương ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.

– Người Việt ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai!

26- Người Mỹ, người Tây phương : Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, thi hành thì nhất trí.
– Người Việt:  Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc thi hành thì mỗi người mỗi ý !

by Lê Thy