Những việc cần làm và không nên làm trong một ngày

8 việc cần làm đúng giờ trong một ngày

Có những việc nếu được làm đúng thời điểm trong ngày thì sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất.

Nó cũng giống như đồng hồ sinh học phải hoạt động “chuẩn” thì cơ thể mới sản xuất được một số hormone, các hóa chất có tác dụng đốt cháy năng lượng và calo một cách nhanh chóng.

 Dưới đây là 8 thời điểm cần chú ý nhất trong ngày:

 7:00 giờ sáng: Ăn sáng

 Bữa sáng bạn nên ăn đồ ăn chứa nhiều protein vì protein là chất dinh dưỡng giúp bạn no lâu lại cung cấp nhiều calo cho hoạt động trong ngày. Tiến sĩ Heather Leidy, người dẫn đầu một nghiên cứu tại Đại học Missouri (Columbia, Mỹ) cho biết rằng một bữa sáng giàu protein làm giảm cơn thèm và ăn quá nhiều trong các bữa ăn tiếp theo.

Bữa sáng bạn có thể ăn trứng, 1-2 quả.

 12:00 giờ trưa: Uống cà phê

Nhâm nhi một tách cà phê với bữa ăn trưa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, uống cà phê giờ này cũng không mấy ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào buổi tối.

 Trả lời trên tạp chí nghiên cứu Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, các chuyên gia cho rằng hợp chất trong cà phê có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.

3:30 giờ chiều: Ăn đồ ăn nhẹ

 Một vài chiếc bánh quy vào buổi chiều sẽ giúp bạn không còn bị đói cồn cào trước bữa ăn tối. Trong thực tế, những người thường xuyên ăn đồ ăn nhẹ vào buổi chiều có thể giảm 11% trọng lượng cơ thể trong một năm trong khi những người ăn đồ ăn này vào buổi sáng chỉ giảm được 7%.

 5:00 giờ chiều giờ: Đi bộ

 Thời điểm này là tốt nhất cho việc tập thể dục hoặc đi bộ. Vì lúc này, nhiệt độ trong cơ thể bạn đang ở mức cao nên việc vận động sẽ dễ dàng đốt cháy nhiều calo và chất béo hơn.

6:00 giờ chiều: Ăn tối

 Một ly rượu vang với một bữa ăn tối lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn lấy lại được năng lượng và sức khỏe sau một ngày làm việc vất vả.

Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhiều, cũng không nên uống rượu mạnh vì rượu mạnh có thể làm suy giảm khả năng tự kiềm chế của bạn, dẫn tới ăn nhiều hoặc không điều khiển được tâm trạng của mình.

Thời điểm 7h tối nên dành cho việc sum họp gia đình, cùng xem tivi, chuyện trò… là rất hợp lý (ảnh minh họa)

7:00 giờ tối: Sum họp gia đình

Đây là thời điểm mà chị em phụ nữ cảm thấy hạnh phúc nhất. Vì vậy, thời điểm này nên dành cho việc sum họp gia đình, cùng xem tivi, chuyện trò… là rất hợp lý.

 9:30 giờ tối: Chữa đau nhức

 Cảm giác đau hoặc khó chịu là nguyên nhân làm thay đổi sóng não của bạn, khiến cho bạn khó ngủ. Nếu phải dùng đến thuốc bôi hoặc thuốc uống giảm đau vào buổi tối thì bạn hãy chọn thời điểm này để thực hiện nhé.

Nên bôi hoặc uống ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ, nhưng cần tránh các thuốc có chứa caffein.

10:00 giờ tối: Đi ngủ

Đây được coi là thời điểm tái tạo lại cơ thể. Khi bạn ngủ, da của bạn được tái tạo lại, các tế bào da được cung cấp collagen và elastin để giữ cho da căng và khỏe mạnh. Chính vì vậy mà đây là phương pháp điều trị chống lão hóa đơn giản, rẻ tiền nhất nhưng cũng không kém phần hiệu quả.

14 việc cần làm khi bắt đầu một ngày mới

Những giờ đầu tiên có tác động quan trọng đến hiệu quả làm việc cho cả ngày. Vì vậy, bạn cần một thói quen tốt cho công việc vào buổi sáng. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhân sự Lynn Taylor, David Shindler, Micheal Kerr, Anita Attridge, Alexandra Levit và Micheal “Dr. Woody” Woodward, chúng tôi đã tổng hợp danh sách những việc cần làm khi đến làm việc vào buổi sáng

1. Đến đúng giờ

Điều này khá rõ ràng, tuy nhiên một số người không nhận thức được đến muộn không chỉ gây ấn tượng xấu, mà còn có thể làm ảnh hưởng tinh thần cho cả ngày. “Đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút giúp bạn tạo cảm giác hài lòng và có thời gian chuẩn bị tư duy cho ngày mới”, Lynn Taylor, chuyên gia nhân sự và tác giả cuốn sách Tame Your Terrible Office Tyrant, nói.

2. Thở sâu

“Thở sâu, nắm chặt hai bàn tay để tập trung trí não”, Micheal Kerr, diễn giả về kinh doanh quốc tế và chủ tịch Humor at Work, nói. “Nhiều người đến làm việc với tâm trạng khó chịu vì chưa hoàn thành các công việc ở nhà, sau đó lại phải trải qua quãng đường kinh khủng đến công ty, và rồi lại bị cuốn vào áp lực công việc”. Hãy tìm thời điểm để chậm lại, và bạn sẽ thấy tạo thói quen tập trung bản thân có thể tạo ra những điều kỳ diệu.

3. Dành 5 phút

khi thở sâu, hãy dành cho mình 5 phút để chuẩn bị bản thân, tiến sỹ Micheal “Dr. Woody” Woodward, nhà tư vấn tâm lý cho các tổ chức và tác giả cuốn The YOU Plan, nói, “Đây là cách tốt để chúng ta thiết lập nhịp điệu cho cả ngày. Đừng cho phép mình bị cuốn ngay vào sự điên cuồng công việc của các đồng nghiệp”. Danh sách email dài như là đang kêu gọi sự chú ý của bạn, nhưng cần phải tìm thấy khoảng khắc cho bản thân trước khi cắm đầu vào một ngày mới.

4. Mỗi ngày là một sự bắt đầu mới

Có thể bạn còn dự án hay cuộc trao đổi dang dở từ chiều ngày hôm trước – nhưng hãy cố gắng xem mỗi ngày là sự bắt đầu mới. David Shindler, chuyên gia tuyển dụng và tác giả cuốn sách Learing to Leap, nói. “Hãy để lại tàn dư từ ngày hôm trước ở phía sau, hãy sẵn sàng bắt nhịp và đạt hiệu quả cao với những gì đang xảy ra ngay khi khởi đầu ngày mới.”

5. Không ủ rũ

Bạn sẽ phải chú ý đến tâm trạng của mình và ý thức được sự ảnh hưởng của nó đến những người khác. “Đầu và cuối ngày là những lúc mà tâm trạng có ảnh hưởng mạnh nhất”, Shindler nói. Nếu như bạn có thói quen rầu rĩ vào buổi sáng, hãy rũ bỏ nó đi và đến văn phòng với một thái độ tích cực, có thể dùng 1-2 cốc café nếu cần thiết.

Kerr nói thêm: “Giờ làm việc đầu tiên sẽ thiết lập ‘mức tinh thần’ cho thời gian còn lại của ngày, thế nên từ quan điểm cảm xúc, đó là thời điểm quan trọng nhất trong ngày. Một dấu hiệu tiêu cực có thể ảnh hưởng đến toàn đội và làm cho mọi người có cảm giác như đi nhầm giày trong suốt cả ngày hôm đó”.

6. Lập danh sách công việc trong ngày (to do list)

Giờ làm việc đầu tiên là thời điểm tốt nhất để đánh giá mức ưu tiên các đầu việc và tập trung vào những việc mà bạn nhất thiết phải hoàn thành, Kerr nói: “Rất nhiều người bị phân tán vào đầu buổi sáng với những hoạt động không quan trọng như sa vào ma trận email, trong khi có nhiều việc quan trọng khác phải làm”. Hãy tạo danh sách đầu việc (to-do list), hoặc là cập nhật danh sách bạn đã chuẩn bị vào ngày hôm trước, và cố gắng bám vào đó. Tuy nhiên, nếu sếp bạn có yêu cầu cấp bách, hãy sắp xếp lại mức độ ưu tiên của các đầu việc trong danh sách.

Anita Attridge, chuyên gia huấn luyện của Five O’clock Club, tổ chức chuyên về đào tạo phát triển sự nghiệp, nói, khi chuẩn bị to-do list, hãy xác định việc nào cần phải hoàn thành ngày hôm nay và việc nào có thể hoàn thành vào hôm sau và đặt mức ưu tiên cho từng việc. Ngoài ra xác định thời điểm làm việc hiệu quả nhất của bản thân và xếp lịch dựa vào đó. Hãy dành giờ cao điểm để làm những việc quan trọng nhất.

7. Hoạt bát

Buổi sáng khi đến văn phòng, bạn cần phải hoạt bát, cả về đầu óc lẫn thể chất, đặc biệt là nếu bạn giữ vị trí lãnh đạo trong công ty, hoạt bát và thân thiện. “Một trong những lời than phiền nhiều nhất tôi nghe thấy từ phía các học viên là sếp đi lướt qua họ vào buổi sáng mà không có lấy một nụ cười”, Kerr nói. “Dành thời gian để kết nối với các nhân viên của mình là rất cần thiết, và làm những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, hỏi thăm, và tìm hiểu xem họ cần giúp đỡ gì – giúp bạn nắm bắt được tâm trạng, và thiết lập nhịp điệu cho cả đội”.

8. Hội ý nhanh với đồng nghiệp

“Họp nhanh trong 5-10 phút với cả đội cũng có thể là cách hữu hiệu cho nhiều người để bắt đầu ngày mới”, Kerr nói. Đứng trao đổi, cùng chia sẻ mục đích trong ngày của mình, trao đổi những thông tin quan trọng mà mọi người trong đội cần phải biết. “Trao đổi nhanh giúp mọi người tập trung và quan trọng hơn, giúp xây dựng sự kết nối. Đồng thời, công khai mục đích trong ngày của mình, xác suất đạt được nó sẽ tăng lên đáng kể”.

9. Sắp xếp bàn làm việc gọn gàng

Sắp xếp và tạo môi trường làm việc sạch sẽ sẽ tạo hứng khởi cho ngày làm việc. Alexandra Levit, tác giả cuốn sách Blind Sports: The 10 Business Myths You Can’t Believe on Your New Path to Success, nói.

Điều đó cũng giúp tránh nhầm lẫn. “Nếu sếp hoặc đồng nghiệp dừng ở bàn làm việc của bạn và để lại mẩu giấy nhắn họp đột xuất sau 10 phút, nhưng không biết để ở đâu trên đống giấy tờ trên bàn, bạn đã bị điểm trừ”, Taylor nói. “Ngoài ra, đối với nhiều người, khó để suy nghĩ rành mạch, hay quên những việc quan trọng và cảm thấy bị áp lực nếu họ có cảm giác đang phải chiến đấu với đống giấy tờ trên bàn”. Lý tưởng nhất, hãy bỏ hết những thứ không cần thiết trên bàn vào chiều hôm trước để có khởi đầu thoải mái trước khi bật máy tính vào buổi sáng ngày hôm sau.

10. Không bị phân tán bởi thư điện tử

Điều này khó thực hiện đối với nhiều người – nhưng các chuyên gia đều thống nhất rằng bạn không nên kiểm tra email như là việc làm đầu tiên trong ngày. Nếu làm, chỉ đọc và trả lời những email cấp thiết nhất.

“Không phải tất cả email đều quan trọng như nhau, hãy tạo kỹ năng lướt qua danh sách email và chỉ trả lời những thư khẩn cấp nhất để có thể kiểm soát thời gian cho các hoạt động khác”, Attridge nói. Sẽ còn khoảng thời gian khác xuất hiện trong ngày để trả lời các email ít quan trọng hơn.

Tại sao phải kiềm chế kiểm tra email? “Đối với nhiều người, email và web có thể tạo ra sự phân tán và lãng phí thời gian lớn, đặc biệt là vào buổi sáng,” Kerr nói, “Khi kiểm tra email, rất dễ click để xem video hài hước mà ai đó gửi cho bạn, rồi trôi dần đến kiểm tra tỷ số trận bóng đá, rồi tin tức mới…, trước khi nhận ra, 30 phút đã trôi qua và lịch làm việc của bạn đã bị phá vỡ ngay từ khi chưa bắt đầu làm việc.

11. Để ý đến hộp thư thoại

Mặc dù hộp thư thoại đã trở nên lạc hậu trước điện thoại di động và email, nhưng nhiều người vẫn để lại lời nhắn. Nếu không để ý, bạn có thể bỏ qua gì đó quan trọng.

12. Thực hiện những cuộc gọi và gửi những email quan trọng

Nếu như cần liên hệ với ai đó trong ngày, hãy gọi hoặc gửi email vào đầu buổi sáng. Nếu đợi đến trưa, xác suất lớn là bạn sẽ không nhận được phản hồi trước khi rời văn phòng. “Không có gì khó chịu hơn là cố gắng để hoàn thành việc gì đó mà không nhận được trả lời của người liên quan”, Taylor nói. “Nếu bạn đưa ra những câu hỏi hoặc gửi email trước giờ cao điểm, bạn sẽ có những gì mình cần trong ngày”.

13. Tận dụng sự tỉnh táo của đầu óc

“Nhiều người cảm thấy bộ não của họ hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, và buổi sáng cũng là thời gian sáng tạo và hiệu quả nhất của họ”, Kerr nói, “Hãy sử dụng tốt nhất bộ não mình và sắp xếp những hoạt động cần nhiều chất xám nhất vào buổi sáng”.

14. Bố trí nghỉ giải lao vào giữa buổi sáng

“Đây là thời gian để bạn làm mới lại bản thân để duy trì động lực cho những hoạt động tiếp theo”, Attridge nói.

(Forbes)

8 việc không nên làm hàng ngày

Hãy làm điều tốt cho bản thân. Hãy bỏ những việc này ra khỏi ngày làm việc và bạn sẽ thấy hiệu quả công việc tăng lên rõ rệt, cùng với đó là sự hứng khởi của tinh thần.

Nếu bạn đã thấy được giá trị của việc lên danh sách những việc cần làm trong ngày (to do list), bạn sẽ thấy giá trị mang lại – cho cuộc sống, cho công việc và cho các mối quan hệ của bản thân, nếu thêm những việc này vào danh sách các việc KHÔNG làm.

Hàng ngày, hãy cam kết không:

1. Kiểm tra điện thoại khi đang nói chuyện với người khác

Bạn đã làm điều đó, bạn đã nói “Xin lỗi một tý, tôi phải trả lời tin nhắn này…”

Có thể bạn còn không nói, chỉ dừng không quan tâm đến cuộc nói chuyện nữa, và trả lời tin nhắn.

Bạn muốn là người nổi bật? Trở thành người mà mọi người đều yêu mến vì khi nói chuyện, người đó làm cho bạn thấy mình là người quan trọng nhất trên thế giới?

Nếu thế hãy dừng lại việc kiểm tra điện thoại. Bạn không nhận thấy khi mình dừng quan tâm đến cuộc nói chuyện, nhưng người khác thì nhận thấy.

Và họ suy nghĩ về việc đó.

2. Làm nhiều việc trong cuộc họp

Cách đơn giản nhất để trở thành người thông minh nhất trong phòng là trở thành người tập trung nhất trong phòng.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình học hỏi được những gì, cả từ chủ đề chính của cuộc họp và cả về những người tham dự nếu dừng làm những việc khác để tập trung. Bạn sẽ hiểu những ẩn ý, nhận ra những cơ hội để tạo quan hệ, và biết cách để trở thành người không thể thiếu đối với những người ở vị trí quan trọng.

Điều đó là dễ dàng, vì bạn là người duy nhất cố gắng làm điều đó.

3. Suy nghĩ về những người không tạo ra sự khác biệt gì trong cuộc sống của mình

Hãy tin rằng: Cư dân của hành tinh Karda vẫn ok nếu không có bạn

Nhưng những người trong gia đình, bạn bè, nhân viên – những người thực sự quan trọng với bạn, thì không. Hãy dành cho họ thời gian và sự quan tâm.

Họ là những người xứng đáng có nó.

4. Cài đặt nhiều thông báo khác nhau

Bạn không cần phải biết ngay lập tức khi có email, hay tin nhắn. Hoặc bất kỳ thứ gì khác hiện ra trên máy tính, hay điện thoại của mình.

Nếu có gì đó đủ quan trọng để làm, điều đó đủ quan trọng để làm không bị gián đoạn. Hãy toàn tâm toàn ý với việc đang làm. Sau đó, sử dụng lịch trình do mình thiết lập, không phải do người khác thiết lập cho bạn, và như những người hiếu kỳ, ngẩng cổ chờ đợi điều gì sẽ xảy ra.

Tập trung vào những việc mình làm quan trọng hơn nhiều tập trung vào việc những người khác có thể làm.

Họ có thể đợi, còn bạn, và những việc thực sự quan trọng với bạn, không thể.

5. Cho phép quá khứ sai khiến tương lai

Những sai lầm rất có giá trị. Hãy học hỏi từ chúng.

Rồi để chúng qua đi

Điều đó thực hiện có dễ không?, tùy vào quan điểm của bạn. Khi một việc không như ý, hãy chuyển nó thành cơ hội học hỏi điều gì mới, đặc biệt là từ bản thân

Khi một việc của ai đó không như ý, hãy chuyển nó thành cơ hội để trở nên lịch thiệp, khoan dung và có hiểu biết.

Quá khứ chỉ để học hỏi. Quá khứ có thể cảnh báo nhưng không thể quyết định cuộc sống của bạn – trừ khi bạn cho phép.

6. Đợi đến khi chắc chắn sẽ thành công

Bạn không thể chắc chắn là mình sẽ thành công đối với điều gì mới, nhưng bạn luôn có thể chắc chắn rằng mình sẽ cố gắng hết sức để thực hiện điều gì đó

Và bạn luôn có thể chắc chắn sẽ thử lại nếu điều gì đó thất bại

Hãy thôi chờ đợi. Bạn có ít thứ để mất hơn bạn nghĩ, và có mọi thứ để có thể đạt được.

7. Nói sau lưng người khác

Những người ngồi lê đôi mách thực sự chẳng tốt đẹp gì.

Thay vì nói với nhiều người về việc Joe đã làm, không phải tốt hơn cho tất cả nếu đến gặp Joe để nói về điều đó. Còn nếu nói với Joe là “không phải việc của bạn”, thì chắc là cũng không phải việc của bạn nói về Joe

Hãy dành thời gian trò chuyện có ích. Bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, và sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng hơn

8. Nói “có” khi thực sự nghĩ là “không”

Từ chối yêu cầu từ đồng nghiệp, khách hàng hay bạn bè là rất khó khăn. Nhưng ít khi hậu quả của việc từ chối lại xấu như bạn chờ đợi. Đa số mọi người sẽ hiểu, còn nếu họ không hiểu, bạn có nên quan tâm nhiều đến điều họ nghĩ?

Khi bạn nói không, bạn chỉ cảm thấy tồi tệ một lúc. Còn nếu bạn nói có với điều bạn thực sự không muốn làm bạn sẽ cảm thấy tồi tệ trong thời gian dài, ít ra là đến lúc bạn làm xong điều mà bạn không muốn làm.

(Jeff Haden – Inc.)

Lập thời gian biểu bằng thương hiệu nổi tiếng

Một chuyên viên quảng cáo tại Canada đã miêu tả thời gian biểu một ngày thứ 6 bình thường của mình bằng cách khá đặc biệt – thông qua những thương hiệu nổi tiếng thế giới và cho lên blog riêng của mình.

brandCNDTự nhiên tôi nghĩ đến việc các thương hiệu sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống thường nhật của mỗi người. Bạn đã bao giờ tính có bao nhiêu thương hiệu của các sản phẩm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình? Tôi đã tạo ra một tác phẩm thú vị, tất cả hoạt động của tôi đều được thể hiện bằng các thương hiệu. Chỉ là để vui vẻ nhưng tôi đã thật sự ngạc nhiên khi khám phá ra nhiều điều thú vị về bản thân giữa thế giới của những thương hiệu nổi tiếng.
Tôi sử dụng đồng hồ Casio để báo thức hằng ngày lúc 6h35 sáng. Sáng ngủ dậy, tôi vào toilet thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân với thuốc đánh răng Crest, bàn chải Oral-B, rửa mặt với Neutrogena, tắm bằng Dove, gội đầu với Head&Shoulders và dưỡng thể bằng Vaseline”.

Tác giả của blog này cũng kêu gọi những người xung quanh làm một thời gian biểu tương tự. Và đây là thời gian biểu của một blogger Việt Nam.

brand_VNwww.SAGA.vn – blackwhite | Theo VNE

20 lý do khiến bạn không giàu

Bạn tự nhủ đó là bởi mình không kiếm được nhiều tiền, nhưng thực tế, với hầu hết mọi người, việc có trở thành triệu phú hay không liên quan rất ít đến số tiền bạn làm ra. Mà đó là cách bạn đối xử với tiền trong cuộc sống.

Dưới đây là 10 lý do thường gặp khiến bạn không trở thành triệu phú, được các chuyên gia tài chính đưa ra trên thestreet:

1. Bạn để ý hàng xóm nrac-1351664306_500x0ghĩ gì

Nếu bạn chạy đua với họ và số của cải mà họ có, bạn đang lãng phí số tiền mình vất vả kiếm được vào những món đồ chơi để làm “lóa mắt” họ thay vì tích lũy của cải cho mình.

2. Bạn không kiên nhẫn

Trước khi có thẻ tín dụng, thật khó để mà tiêu hết số tiền bạn làm ra. Nhưng ngày nay thì khác. Nếu bạn đang nợ tín dụng vì bạn không thể chờ đến khi đủ tiền mặt mới mua một món đồ, bạn đang làm giàu cho người khác trong khi lại đẩy mình vào nợ nần.

3. Bạn có những thói quen xấu

Dù là hút thuốc, uống rượu, đánh bạc hay một số thói quen khác, thói quen xấu luôn khiến bạn mất nhiều tiền mà đáng lý có thể tích thành tài sản cho bạn. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng chi phí của thói quen xấu đó lớn hơn nhiều so với chi phí thấy được. Chẳng hạn, nếu hút thuốc, ngoài việc mất tiền mua bao thuốc, bạn còn trả giá cho sức khỏe của mình dưới nhiều hình thức, như hóa đơn viện phí.

4. Bạn không có mục đích

Thật khó để tích lũy tài sản nếu bạn không bỏ ra thời gian để biết mình muốn gì. Nếu bạn không đặt mục tiêu giàu có, bạn khó có thể đạt được điều đó. Bạn cần nhiều điều hơn là một câu nói “Tôi muốn trở thành triệu phú”. Bạn cần bỏ ra thời gian để tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu theo năm, đưa ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó.

5. Bạn không chuẩn bị

Điều xấu có thể xảy ra với mọi người vào lúc này hay lúc khác, và nếu bạn không chuẩn bị cho một chuyện như vậy thông qua bảo hiểm, tất cả tài sản bạn gây dựng có thể ra đi trong nháy mắt.

6. Bạn cố gắng giàu thật nhanh

Với hầu hết chúng ta, sự giàu có không đến ngay lập tức. Bạn có thể tưởng rằng người trúng số độc đắc chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng sự thật là khả năng bạn bị sét đánh còn cao hơn nhiều so với cơ hội trúng số độc đắc. Tham vọng làm giàu thật nhanh có thể lan sang cả cách mà bạn đầu tư, và nhận được kết quả tương tự.

7. Bạn lệ thuộc vào người khác để quản lý tiền của mình

Bạn tin rằng người khác có kiến thức về vấn đề tiền nong, và bạn lệ thuộc hoàn toàn vào khả năng đánh giá của họ xem bạn nên đầu tư tiền vào đâu. Không may, hầu hết mọi người đều muốn tự mình kiếm tiền, và đây là mục tiêu đầu tiên khi họ chỉ cho bạn cách đầu tư tiền của bạn. Lắng nghe lời khuyên của người khác để nhận được ý tưởng mới, nhưng cuối cùng, bạn phải hiểu biết đủ để tự mình ra quyết định.

8. Đầu tư vào thứ mà bạn không am hiểu

Bạn nghe anh A nói rằng đã làm ra rất nhiều tiền nhờ làm việc nọ, việc kia, và bạn muốn nhảy vào lĩnh vực của anh ấy. Thực sự nếu anh A đã làm ra tiền, nghĩa là anh ấy rất am hiểu công việc mà anh ấy đầu tư. Còn tiêu tiền theo kiểu “té nước theo mưa” mà không hiểu gì sẽ khiến bạn không thể trở nên giàu có.

9. Bạn sợ rủi ro tài chính

Lo sợ các nguy cơ khiến bạn cất tất cả tiền vào ngân hàng. Thực sự đó là cách bạn đang vứt tiền đi, nhất là khi lạm phát lớn, bởi bạn đã từ chối cơ hội quay vòng tiền nhanh hơn.

10. Bạn phớt lờ vấn đề tài chính của mình

Bạn ứng xử như thể nếu bạn cố gắng, tiền bạc sẽ tự bay đến. Nếu bạn đang có một khoản nợ, bằng cách nào đó nó sẽ được xử lý trong tương lai. Không may, để giàu có, bạn cần có kế hoạch. Giàu có không xuất hiện thần kỳ với đa số mọi người. Thực tế là, không chỉ một thói quen duy nhất trên đây cản trở bạn thành triệu phú, mà là một tổ hợp vài thói quen trong đó. Hãy nhìn kỹ vào danh sách này, và nhận ra vấn đề của mình. Nếu bạn muốn trở thành triệu phủ, nó sẽ ở trong tầm tay bạn, nhưng bạn phải đối mặt với những vấn đề hiện tại đang cản trở bạn tạo ra tài sản.

Thêm 10 lý do khiến bạn không giàu

tien-1351663467_500x0Danh sách lý do khiến bạn chưa giàu không chỉ dừng lại con số 10 như VnExpress.net đã đưa. Vẫn có những nguyên nhân khác mà bạn không để ý đến, theo trang tin tài chính thestreet.

1. Bạn quan tâm chiếc xe của mình trông như thế nào

Xe hơi là phương tiện đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác, nhưng nhiều người không chịu nhìn nhận như vậy. Thay vào đó, họ xem nó là sự phản chiếu bản thân mình, và dành tiền để đổi xe sau mỗi vài năm để gây ấn tượng với người khác, thay vì tận dụng hết giá trị của chiếc xe đó và đầu tư khoản tiền tiết kiệm được.

2. Bạn cảm thấy mình có quyền tiêu xài

Nếu bạn tin mình xứng đáng được sống theo cách nào đó, có những thứ gì đó và tiêu một khoản tiền nào đó trước khi kiếm đủ tiền để sống theo cách ấy, lẽ dĩ nhiên là bạn sẽ vay mượn. Khoản nợ chồng chất sẽ ngăn cản bạn tích lũy gia tài cho mình.

3. Bạn thiếu sự đa dạng

Câu châm ngôn bất hủ “đừng cho hết trứng vào một giỏ” luôn luôn đúng. Việc đầu tư vào nhiều hình thức sẽ đảm bảo cho tài sản của bạn không bị biến mất đột ngột cùng lúc.

4. Bạn bắt đầu quá muộn màng

Điều kỳ diệu của việc đầu tư là có hiệu quả theo thời gian. Nếu bạn lúc nào cũng tâm niệm mình còn thừa thời gian để tiết kiệm và sẽ đầu tư trong vòng một hai năm nữa, thì một ngày nào đó bạn sẽ thức dậy và thấy rằng mình sắp nghỉ hưu đến nơi, trong khi vẫn chưa có xu nào để dự trữ hưu trí.

5. Bạn không làm theo những gì mình thích

Mặc dù công việc bạn đang làm không nhất thiết phải là giấc mơ yêu thích từ nhỏ, song bạn cần yêu thích nó. Nếu bạn chọn một công việc không thích, mà chỉ vì tiền, bạn sẽ dành tất cả ngân quỹ mình có chỉ để xả stress vào công việc mà bạn ghét.

6. Bạn không thích học

Bạn có thể kết luận rằng một khi đã tốt nghiệp đại học, bạn chẳng cần học hành hay nghiên cứu thêm nữa. Thái độ đó có thể chấp nhận được khi bạn nhận việc đầu tiên, hoặc giữ cho mình khỏi thất nghiệp, nhưng sẽ không bao giờ giúp bạn giàu. Sự sẵn sàng học hỏi để cải tiến công việc và tài chính là điều cần thiết, nếu bạn thực sự muốn giàu có.

7. Bạn mua những thứ mình không dùng

Hãy nhìn xung quanh nhà bạn, trong buồng, trong hầm, trong gara và xem có nhiều thứ mà bạn không dùng đến trong năm qua hay không. Nếu có, nhiều khả năng đó là những thứ bạn đã phí tiền mua, mà đáng lý có thể làm giàu cho sổ tiết kiệm của bạn.

8. Bạn không hiểu giá trị

Bạn mua các món đồ vì nhiều lý do khác nhau, mà không phải là vì giá trị thật của món đồ đó. Điều này không chỉ dừng lại ở các món đồ đắt tiền nhất, mà kể cả những thứ rẻ tiền. Đáng lý bạn có thể để dành tiền đó đầu tư cho tương lai.

9. Mua nhà quá to

Khi mua một căn nhà lớn hơn khả năng chi trả hoặc nhu cầu cần thiết, bạn sẽ kết thúc trong nợ nần, hoặc phải tốn nhiều tiền hơn, gồm cả thuế cao hơn, chi phí bảo dưỡng tốn hơn và rất nhiều thứ phát sinh.

10. Bạn thất bại trong việc nắm lấy các cơ hội

Sẽ không ít lần bạn nghe về ai đó đã làm được điều gì to lớn, và tự nhủ “lẽ ra mình có thể nghĩ ra điều ấy”. Có rất nhiều cơ hội nếu bạn sẵn sàng và quyết định mở to mắt.

Theo Thuận An – VnExpress.net & blogymate.com

10 cách sử dụng đồng tiền khôn ngoan

tien1-1351664384_500x0Khi kinh tế khó khăn, một trong những nơi bạn có thể tìm kiếm lời khuyên khôn ngoan nhất đó là những người từng trải qua thời khủng hoảng – chẳng hạn như ông bà của bạn. Và đây là 10 ý tưởng bạn có thể thu được từ họ, đăng trên thestreet.

1. Tiết kiệm không phải là từ xấu

Nhiều người thường đánh đồng sự tiết kiệm với “rẻ tiền”, nhưng điều đó không phải là sự thật. Tiết kiệm đơn giản là sử dụng tối đa những gì bạn có và mua, không mua những thứ bạn không thực sự cần đến.

Trong khi ông bà cha mẹ bạn học được cách tiết kiệm trong thời kỳ khó khăn, nhiều người vẫn tiếp tục làm điều đó kể cả khi kinh tế đã khá lên, và điều đó giúp họ giàu có.

2. Sử dụng những gì bạn có

Trong một xã hội tiêu thụ, bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải luôn có thể được giải quyết bằng tiền. Nếu có thứ gì hỏng, chỉ việc ra ngoài mua thứ mới. Nếu có thứ gì vỡ, ra ngoài mua thứ thay thế.

Nhưng thời của ông bà bạn, khi có thứ gì vỡ, việc đầu tiên họ làm là xem có thể sửa chữa được không. Nếu không thể sửa được, thì trước khi vứt vào sọt rác, họ cũng sẽ xem liệu nó có ích vào việc khác hay không. Không có lý do gì để ra ngoài và tốn tiền vào một thứ mới trong khi bạn có thể vẫn tìm cách sử dụng lại món đồ mà bạn đã có.

3. Tự mình xử lý nếu có trục trặc

Khi sửa chữa thứ gì đó, việc đầu tiên ông bà bạn làm là tự mình tìm hiểu vấn đề. Thay vì gọi cho thợ, trước tiên họ xem mình có thể làm được hay không.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là hầu hết công việc sửa chữa không thực sự khó như bạn tưởng, và bạn có thể tự mình làm với một chút tìm tòi và kiên nhẫn.

4. Mọi vật đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích

Mọi người có xu hướng mua một món đồ cụ thể và sử dụng nó cho mục đích duy nhất ấy. Điều mà ông bà bạn biết rõ là mọi thứ đều có thể tái sử dụng trong vòng đời của chúng. Chiếc áo sơ mi sờn cổ, không thể mặc ra ngoài có thể trở thành cái áo ngủ ban đêm, và trở thành giẻ lau khi nó bắt đầu thủng lỗ.

5. Nợ nần là điều nên tránh

Trong thời đại của thẻ tín dụng, khi tiêu tiền, điều mà bạn không có hiện nay là sự tư vấn rằng làm điều đó đúng hay sai, trong khi thời của ông bà bạn, mọi người đều tin chắc nợ nần là điều nên tránh. Nếu họ có tiền, họ sẽ đơn giản là vạch ra kế hoạch để thực hiện việc mình muốn. Mượn bạn bè hoặc người thân, tiết kiệm tiền hoặc tìm một thứ khác để dùng thay thế..

6. Tích cốc phòng cơ (để dành cho lúc khó khăn)

Mọi người đều biết rằng trước sau gì sẽ có những ngày mưa gió. Ông bà của bạn hiểu rõ điều này và đặc biệt để dành tiền cho những ngày mưa gió ấy. Còn giờ đây, bạn nên nghĩ rằng sẽ là chuyện bình thường khi để dành một quỹ khẩn cấp, khi tài chính không đi đúng hướng như bạn hình dung.

7. Đồ cũ cũng có thể tốt như đồ mới

Việc mua một chiếc ô tô cũ còn tốt mới qua sử dụng 2-3 năm đã trở thành lời khuyên tài chính cho những ai muốn sở hữu xe hơi. Ông bà của bạn hiểu rằng chuyện xảy ra với người chủ cũ không có nghĩa là đồ vật đó bị xem là vô giá trị. Họ cũng biết rằng điều này không chỉ đúng với xe hơi, mà còn mở rộng sang hầu hết lĩnh vực khác, khi mà thị trường đồ second-hand hết sức phong phú.

8. Thời trang không phải là mục tiêu chính

Khi mua bán, ông bà của bạn biết rằng không phải bề ngoài của thiết bị đó thế nào, mà là nó làm được gì mới quan trọng. Một chiếc Rolex trông sang đấy, nhưng nó không hiện giờ tốt hơn một chiếc đồng hồ thường mua tại cửa hàng gần nhà. Hãy học cách mua đồ vật vì chức năng của nó chứ không phải vì ngoại hình để tiết kiệm tiền.

9. Mặc cả

Khi phải mua một món đồ, ông bà của bạn không chạy tọt ra cửa hàng và khuân về ngay. Họ sẽ bỏ thời gian để mặc cả. Việc đó có nghĩa là tìm hiểu mặt bằng giá rồi đợi đến khi phù hợp, chứ không chỉ là rút thẻ tín dụng ra và mua, ngay cả khi trong thẻ không đủ tiền. Mặc cả mất thời gian, nhưng khi làm được, bạn sẽ có thành quả lớn.

10. Bánh ở nhà là ngon nhất

Trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể mua bán thuận tiện, thật khó mà nhớ được lần cuối cùng bạn tổ chức bữa ăn ở nhà là khi nào. Điều mà ông bà bạn biết là không chỉ rẻ hơn, mà món ăn do mình nấu ở nhà cũng ngon hơn nhiều. Hãy nghĩ thế này, có bao giờ bạn định bán đĩa bánh của ông bà làm cho bất kỳ hiệu bánh tên tuổi nào?

Những cách tiêu tiền trên dường như quá đơn giản trong thời đại mà các công cụ kinh tế đầy rẫy như hiện nay, nhưng nguyên tắc sống dưới mức tiềm năng, tích cốc phòng cơ, đạt được bằng cấp và đầu tư vào tương lai vẫn là những châm ngôn có thể mang lại ích lợi cho rất nhiều người ngày nay.

Theo Thuận An – VnExpress

6 bước làm giàu

Banner vcampTrở nên giàu có là mơ ước cháy bỏng của hầu hết chúng ta. Dưới đây là tổng thể các bước làm giàu bạn có thể tham khảo để biến mơ ước của mình thành sự thật.

1. Định nghĩa thế nào là “giàu”

“Giàu” là một từ rất nhiều người thường xuyên sử dụng nhưng đôi khi lại không hiểu rõ khái niệm của nó. Bạn hình dung ra điều gì khi bạn nói đến từ “giàu”? Mỗi người có một hình dung khác nhau tuy nhiên có thể quy lại những mục đích chung như:

Giàu để có thanh thế: Đối với nhiều người giàu đồng nghĩa với việc được nhiều người tôn trọng.
Giàu để nghỉ hưu: nhiều người cố gắng làm giàu để một ngày nào đó họ được nghỉ ngơi hoàn toàn và không phải làm việc nữa.

2. Đừng sớm hài lòng với những gì bạn đạt được

Đây là một trong những bí quyết để trở nên giàu có. Có người ngay từ đầu đã chọn một công việc an nhàn nhưng lương thấp và tự hài lòng với lựa chọn của mình, không có ý chí vươn lên. Những người như thế sẽ chẳng thể nào trở nên giàu có được.

3. Tiết kiệm tiền

Có một câu nói có lẽ bạn vẫn thường xuyên nghe thấy đó là: “Tiết kiệm để giàu”. Cho dù bạn có làm ra nhiều tiền đến đâu mà tiêu xài hoang phí, vô tổ chức thì nguy cơ rỗng túi vẫn đang treo lơ lửng trên đầu bạn.

4. Đầu tư

Đầu tư là một cách “dùng tiền để kiếm ra tiền”. Đây là một trong những cách sử dụng đồng tiền khôn ngoan nhất. Tuy nhiên để đầu tư thành công thì không phải là một việc dễ dàng nhất là việc đầu tư trong những lĩnh vực tuy sinh ra nhiều lợi nhuận nhưng lại hay gặp rủi ro như bất động sản, chứng khoán, … Muốn đồng tiền mang về cho bạn lợi nhuận, hãy tìm hiểu, nghiên cứu, trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và bài học về lĩnh vực bạn muốn đầu tư.

5. Giữ sức khỏe

Nếu bạn có thật nhiều tiền nhưng không có một sức khỏe tốt thì cũng không được gọi là giàu có. Rồi một ngày bệnh tật sẽ kéo theo toàn bộ tài sản của bạn ra khỏi nhà. Do vậy, để trở nên thực sự giàu có, ngoài việc đầu tư vào bất động sản, chứng khoán bạn còn phải biết đầu tư một cách khôn ngoan cho sức khỏe nữa.

6. Giữ của cải, tiền bạc

Làm thế nào để trở nên giàu có đã là một việc khó nhưng làm thế nào để giữ gìn của cải, tiền bạc, duy trì sự giàu có lại càng khó hơn. Nó đòi hỏi bạn phải biết thực hiện một cách tổng thể tất cả các việc như: đầu tư, tiết kiệm, giữ gìn sức khỏe, … Tất cả những việc đó sẽ góp phần duy trì sự giàu có của bạn.

Học cách tiêu tiền của người giàu

Đó có thể là sự thật ở một chừng mực nào đó, nhưng không phải tất cả những người giàu có đều sống theo cách như vậy. Trong lập luận này, chúng ta sẽ định nghĩa “giàu” là sự dư thừa tiền bạc, và “xa hoa” là cách tiêu khiển tiền như phần lớn các ngôi sao Hollywood.

Với những người giàu có, đặc biệt là làm giàu bằng chính sức lực mình, họ sống và chi tiêu theo một cách riêng. Họ làm những điều hoàn toàn khác, lối sống khác và cách nghĩ khác. Bởi tiền làm ra bằng chính sức lao động của bản thân bao giờ cũng có ý nghĩa hơn. Vậy cách tiêu tiền của họ như thế nào? Làm sao họ lại có thể giàu có như vậy? Hãy cùng phân tích và học hỏi

1. Tích lũy tiền mặt bằng cách tiết kiệm

 

Đúng vậy, những người giàu có luôn tiết kiệm tiền mặt của họ. Thay vì ăn uống mọi lúc mọi nơi, họ nhét những tờ USD vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu để thanh toán.

Theo Jean Chatzky, trong Sự khác biệt giữa người giàu và nghèo, 55% người tự sức làm giàu thành công nhờ tiết kiệm.

Hành động: Đừng tiêu khi bạn chưa thực sự cần? Hãy viết ra và tìm kiếm giải pháp thay thế ít tốn kém hơn. Nếu bạn mua sắm tại Starbucks vào mỗi buổi sáng, hãy dừng lại. Đều đặn gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, bạn sẽ có được một khoản tiết kiệm. Khi đã tiết kiệm được chút đỉnh, hãy thử mạo hiểm đầu tư vào một quỹ tương hỗ cổ phiếu và xem nó phát triển.

2. Không chi tiền vào những thứ không cần thiết

Nói cách khác, dừng mua sắm, ăn uống hay đổ tiền vào những thứ không cần thiết và chi ngân sách của bạn thật thông minh đối với những thứ như nhà và xe hơi.

Nếu bạn phải trả 400 USD mỗi tháng cho một chiếc SUV, đó quả thực là một chiếc xe uống đô hằng tuần, hãy tìm cách giảm dần xuống. Bạn có thực sự cần một chiếc SUV? Chiếc xe tải nhỏ thay thế sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn?

Đánh giá bản thân và thay đổi: Bạn đang chi cả đống tiền hằng tháng cho một chỗ ở xa hoa? Tại sao bạn không chọn một ngôi nhà nhỏ hơn? Bạn có thể chọn những loại quần áo ít tốn kém? Hãy trung thực trong đánh giá của bạn, hoặc bạn đang lãng phí thời gian của mình.

3. Mặc cả

Đừng bao giờ trả đủ tiền cho một thứ gì đó. Luôn luôn tìm cách để có được mức giá rẻ hơn. Nói chuyện với người quản lý cửa hàng. Xếp hàng, chờ đợi và mua sắm trong những ngày giảm giá. Nếu bạn là một người mua sắm có mục tiêu, bạn chỉ cần chăm chú theo dõi thông tin là biết lịch trình giảm giá của các cửa hàng, siêu thị.

Hành động: Hãy nhanh chóng thực hiện kế hoạch mặc cả. Nếu bạn muốn mua sắm thứ gì đó, hãy tra thông tin những địa điểm bán rẻ hơn, sử dụng phiếu giảm giá, hoặc mặc cả để có một mức giá tốt hơn. Sau đó, nhanh chóng gửi số tiền dư lại vào tài khoản tiết kiệm nếu không muốn tiêu hết mất

4. Chỉ cần làm điều đó

Điều này đúng trên nhiều cấp độ. Những người làm giàu bằng chính sức mình thường có lối suy nghĩ rằng, họ có thể và sẽ thay đổi tình huống của họ. Thay vì chờ đợi những điều tốt đẹp xảy ra hoặc tự hỏi tại sao họ không đến, họ nhận ra và làm cho chúng xảy ra. Họ đầu tư vào các doanh nghiệp. Họ bắt đầu kinh doanh hoặc đầu tư vào những thứ sẽ mang lại lợi nhuận cao.

Hành động: Cho dù bạn đang làm việc ở trung tâm mua sắm hay các cửa hàng tạp hóa, hãy tìm cách để kiếm được nhiều tiền hơn. Đừng tự cho mình thời gian nhàn rỗi. Nếu muốn kiếm được nhiều hơn, bạn phải tìm cách kiếm tiền và làm cho tiền sinh sôi.

5. Thiết lập mục tiêu và đạt được chúng

Công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn nếu bạn biết thiết lập mục tiêu cho mình. Những người giàu có biết rõ thứ mà họ muốn kiếm được, và họ thiết lập một kế hoạch trước khi ra ngoài làm điều đó. Họ nghiên cứu kỹ thứ mà họ cho rằng sẽ kiếm được bộn tiền, sau đó thiết lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu.

Hành động: Thiết lập mục tiêu tài chính nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạt được và xây dựng sự tự tin cho mình. Khi bạn đã đạt được mục tiêu, hãy tiếp tục thiết lập mục tiêu mới, điều này sẽ giúp bạn không ngừng phấn đấu và tìm thấy niềm lạc quan trong cuộc đời.

6. Sống giản dị

Cuộc sống của những người làm giàu bằng sức mình đơn giản hơn chúng ta tưởng, bởi vì càng dùng nhiều bạn càng phải trả nhiều. Bạn có cần đến 100 đôi giày? Hay dùng đến ba chiếc máy tính xách tay trong nhà?

Bạn có thể tồn tại với một thứ chứ? Chúng ta đang ở trong một xã hội tiêu dùng, và nó phản ánh trong tất cả các “công cụ” mà chúng ta mua. Và hầu hết chúng ta không thực sự cần.

Hành động: Đi quanh nhà, xem xét và loại bỏ những thứ bạn không cần. Sau đó, ghi nhớ không chi tiền cho những thứ không cần thiết. Hãy suy nghĩ ba lần trước khi mua, và luôn luôn tìm cách sống đơn giản.

7. Tự chăm sóc sức khỏe

Vâng, người giàu luôn tự ý thức chăm sóc bản thân. Ai muốn trả tiền viện phí hàng ngàn đô để chữa trị những thứ do chính mình phá vỡ? Không chỉ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm, họ duy trì sức khỏe bằng cách chăm chỉ tập luyện và ăn uống đúng cách.

Hành động: Nếu bạn chưa tập một môn thể thao nào, hãy bắt đầu. Tăng mức độ tập thể dục và xem kết quả (cả thể chất lẫn tinh thần) sau một vài tuần. Tâm trí và cơ thể của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt.

Nguồn: TRI THỨC TRẺ

Khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc

Cà phê:
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Ăn trưa:
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Gọi điện ngoài đường:
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai

Cảm ơn:
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Cơn mưa:
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn – đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội – âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy:
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Giao thông:
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Trà đá:
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ:
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Con đường:
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”

Dao dĩa: Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”

Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”

Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”

Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”

Uống bia:
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Tào phớ:
Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài

Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa

Lơ đễnh đ.ng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch…..
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp

Cây xanh:
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai

Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến:
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???

Chợ tình:
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Xe:
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán

Vá xe:
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho

Hồ:
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại

Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe’’ em nha.

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài:
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.

Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet:
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa:
Sài-gòn: rộng và sâu
Hà-nội: nhỏ và ngắn

Chào hỏi:
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt

Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn

Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai

Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Gọi điện về việc kinh doanh:
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông

Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét

Khen vật gì to:
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki

HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Nói về ngu:
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.

Về hoa quả:
Hà nội: quả táo,
Sài gòn: trái bom

Hà nội: quả dứa
Sài gòn:trái thơm

Hà nội: Buôn dưa lê
Sài gòn: Tám

Uống bia:
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Uống rượu:
Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc

Khách sạn:
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:
Sông kim ngưu ở hà nội
Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn

Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai

Hà Nội: Mời cơm … ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là … phải ăn

Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất

Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

Hà nội: Gội đầu thư giãn
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ v hớt tóc máy lạnh
Thực ra vào trong đó thì như nhau

Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: quỷ sứ v đồ quỷ

Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em

Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn

Uống Cafe:
Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu:
Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa

Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:
ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu
Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời – không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.

Sinh viên và cave:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..”

Gái miền nam yêu chồng, chồng là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Chồng đi làm vất vả về muộn, say xỉn, vợ chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, yêu chồng thì sở hữu chồng luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt vợ như cái mâm.

Gái nam chồng xỉn, vợ chăm sóc chống nôn mửa các kiểu
Gái bắc chồng xỉn, vợ gọi điện thoại cho bạn chồng để kiểm tra đi đâu, chồng xỉn, nôn mửa, thì kệ chồng.

Gái nam không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, lỡ cầm tay họ là họ coi như người đó có trách nhiệm với họ cả đời. Thế mới tệ chứ.

Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.

Tại sao người Việt kỳ thị người Việt (P.4) – Lời thật mất lòng – Ôi, người Việt Nam!

Đọc bài “Người Việt ở bẩn” của Tài Ngọc trong www.saigonocean.com , tôi rất đồng ý và muốn kể thêm “những sự thật thấy mà đau đớn lòng”, nói thêm về những cá tính “rất ích kỷ”, “rất vô giáo dục” và “vô liêm sỉ”, “không có lòng tự trọng” của người VN. Những điều chúng ta nói ra đây không phải “vạch áo cho người xem lưng” mà để cùng nhau cải tiến một lối sống “sạch sẽ & trật tự” hơn như những giống dân khác mà thôi…
Tôi đang ở chung cư, chỗ này dành cho người lớn tuổi trên 55 mới được phép vào mướn. Tôi hay giúp đỡ mọi người, già trẻ lớn bé liền ông liền bà gì cũng giúp ráo trọi, do đó ai có chuyện gì “không giống ai” cũng gọi tôi.
Đây là những chuyện có thật 100% tôi đã chứng kiến. Phần đông, người ngoài văn phòng nhờ tôi nói dùm vì … cần sửa đổi những việc “trái tai gai mắt”

1/ Có những người VN vào đây ở, họ được hưởng tiền già, tiền hưu, tiền bệnh nhưng hãy còn cái thú kiếm thêm “income”. Rất OK, xứ này tự do, ai có sức muốn xả thân kiếm tiền, làm 3 job một ngày không ai cấm miễn đừng phiền đến người khác thôi. Có bà ở đây nấu cơm tháng, ai ai cũng biết nấu cơm VN thì có đủ món, thịt cá tôm cua đủ cả. Bà này mang hết những thứ này ra phòng giặt (là nơi họ để máy giặt máy xấy bỏ tiền vào giặt quần áo, trong phòng này có 1 bồn nhỏ & vòi nước để có ai đó cần giặt tay), bà ta dùng cái bồn ấy để rửa rau rửa cá rửa thịt … và nghĩ rằng sẽ tiết kiệm được tiền nước mỗi tháng của bà. Sau khi rửa các thứ ấy, bà để lại trong phòng một mùi tanh thịt cá cộng thêm một bịch rác khổng lồ trong thùng rác nơi phòng giặt. Thùng rác này họ chỉ để bỏ những thứ rác khô và không bị thiu thối như giấy thơm cho quần áo, thùng xà bông giặt … nói chung là những rác có mùi thơm, không độc hại, không có vi trùng. Có những người Mỹ họ không chịu nổi mùi hôi thối và đã ra ngoài văn phòng khai báo, ông giám đốc gọi tôi và nhờ nói cho bà ta hiểu rằng chỗ này cấm không cho lạm dụng của công và dù bà có dùng nước trong nhà hay ngoài ngõ thì vẫn trả tiền nước như vậy, không bớt một xu vì họ chia đều tiền nước cho mỗi đầu người, có tắm 3 lần một ngày hay 3 tháng tắm một lần, vẫn phải trả tiền nước như nhau !!!
Ngoài ra nhà ai cũng có 2 cửa, một là cửa chính ra vào cái hành lang chung, một cửa sau mở ra phía vườn hoa chung. Nếu nấu nướng chiên xào nhiều, cần mở cửa cho bớt hôi nhà thì mở cửa sau, bà ta làm ngược lại, và quý vị có bao giờ ngửi mùi mắm ruốc chưng không? cả building tán loạn vì “mùi gì thối thế? có ai ăn thịt chó chết chăng?…” và mùi này đọng trong hành lang cả tháng mặc dù hàng xóm đã xịt hàng trăm chai thuốc thơm !!!

2/ Có bà trông còn trẻ măng (63 tuổi), khoe “em đi Bally exercise mỗi ngày, cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật đi phòng trà nhảy đầm” … nhưng từ phòng giặt ra đến chỗ đổ rác cách nhau có 3 bước … mà không làm được. Chị ả mang bao thịt hư cá thối ra bỏ ngay trong thùng rác của phòng giặt, phòng này lúc nào cũng nóng vì máy xấy, sau 1/2 ngày bịch rác của bà này bốc mùi và quý vị có thể tưởng tượng cái mùi kinh khiếp này bay ra khắp hành lang, thiên hạ rủ nhau đi tìm chuột chết !!!

3/ Có bà khoe mình lên truyền hình phổ biến văn hóa VN mỗi tuần, nhưng chính bà ta không văn hóa tị nào cả. Sáng sớm nàng mặc áo ngủ, lèo bèo nhàu nát, vú vê lõng thõng, tự nhiên như cán bộ CS… vác 5, 7 thùng nước rỗng ra ngay vòi nước chỗ phòng tập thể dục để lấy nước uống… có người nhờ tôi ” khuyên bảo” bà ta, tôi phải dậy sớm từ 5 a.m. làm bộ như đi tập thể dục. Gặp bà tôi tay bắt mặt mừng “… chị ơi, nước uống này và nước ngay trong phòng chị là một thứ, tại sao lại khỗ sở thế này? vác củi về rừng cho nhọc thân !!! nếu muốn kỹ hơn ra tiệm mua cái lọc nước độ $35 đồng nhờ tên Mễ nó gắn cho tha hồ vừa uống vừa tắm !
… Chị ơi, em biết chị còn sexy lắm mặc dù chị đã ngoài 70, “nhìn chị bao thằng nhỏ dãi” (lời bà ta), nhưng nơi đây là công cộng, có bao đàn ông đủ mọi sắc tộc ở đây, nửa đêm gà gáy chị mặc áo ngủ đi lông bông thế này em sợ có ngày chị sẽ làm phiền cảnh sát Fountain Valley vì : “ông ơi nó hiếp tôi !!!”

4/ Có ông đã ngoài 70, khoe là ngày xưa cũng từng là tay chân của tướng K. dưới chế độ VNCH, đồng nghĩa chàng là dân có tiền (tham nhũng thứ thiệt) và cũng có tí “tri thức” (đừng lầm với trí thức), thế mà chiều chiều chàng “diện” bộ pijama nhàu nát, “c tru” … đi đổ rác. Nghề sở trường của chàng là hay ve vãn những cụ bà (có bà là gái bán bar hồi Mỹ đóng ở VN 1962, cũng đã ngoài 70). Cụ ông kia thích sờ mó lung tung để mấy cụ bà này khoái, cho tí tình còm và nấu ăn free cho chàng. Có ngày bà già bán bar này nổi cơn ghen “sư tử Hà Đông”, làm loạn ầm ĩ nơi đây với những lời lẽ văn chương cả Việt lẫn Mỹ “bình dân hạ tiện nhất” của loại gái đứng đường … ôi chao, còn cái gì nhục hơn cho dân mít ở chốn này!!!

5/ Thêm vài tệ nạn xảy ra hàng ngày mà tôi mệt muốn tắt thở không ngăn cản nổi: ăn cắp báo, ăn cắp thức ăn, ăn cắp thuốc, ăn cắp sữa đường ở phòng ăn, ăn cắp hoa ngoài vườn, ăn cắp thư. Tệ hơn nữa ăn cắp xe đẩy từ chợ về vất đầy hành lang và bãi đậu xe mặc dù có khuyến cáo của cảnh sát họ cũng “phớt tỉnh ăng lê”

6/ Có chiều tôi đi dạo với chị bạn, bắt gặp một cảnh thật “điên cái đầu” : có 2 người mới đi chợ về(?), xe của họ là loại mercedes kiểu mới 2011, cộng thêm theo cách ăn mặc và vòng vàng nữ trang họ đeo, chúng tôi đoán là dân có tiền và có “tí ti đầu óc..”. Nhưng hỡi ôi, họ mở cửa xe, trước khi bước xuống họ rải ngay một mớ khăn lau tay, bao nylon có chữ thank you màu đỏ …để lót đường … cho thấy họ đi chợ chắc đói bụng mua thức ăn, ăn xong về đến nhà còn tiếc công vất rác vào thùng rác của nhà, đau lòng hơn là chỗ họ đậu xe cách thùng rác của chung cư có 1/2 bước. Tôi định ra nhắc nhở họ bài học công dân lớp 3 thì chị bạn vội nắm áo tôi lại “Kim ơi tao lạy mày, i can you, i van you…”

Cũng việc xả rác, người Việt mình hình như “có thú” xả rác nơi công cộng thì phải, hoặc họ mù không nhìn thấy sự dơ bẩn và không có đầu óc phục thiện. Cũng nơi Bolsa chỗ thị tứ, buổi trưa chủ nhật, tôi và chị bạn rủ nhau đi ăn cháo cá chợ cũ. Bãi đậu xe đông nghẹt, chúng tôi đang tìm chỗ đậu thì chứng kiến một cảnh không tha thứ được. Trước xe tôi có một xe Lexux SUV mới toanh, trên xe có 4 người phụ nữ trẻ khoảng 30-40, mặt hoa da phấn. Bất chợt cửa xe bên người lái mở và tiếp theo một bịch rác khổng lồ bay xuống đường, ngay trước đầu xe tôi. Cái bịch rác tung toé đầy đường, nào chè nào cháo nào xôi nào bánh nào cafe sữa đá, trông quá khiếp đảm, không còn hình ảnh nào kinh hãi hơn thế nữa … tôi bèn nổi máu anh hùng định xuống “tả lớ” cho một trận, cũng bà bạn chicken nắm áo lại, “tao lạy mày trăm lạy ngàn lạy Kim ơi, bốn con nặc nô nó xúm lại thì cả tao lẫn mày tan xác”.

7/ Ngoài ra người Việt mình có tật ra chỗ công cộng ăn nói ầm ĩ như chỗ không người. Nơi tôi ở có thư viện cho người ta đến đọc sách, tức là chỗ cần yên tĩnh. Các cụ VNam cứ đến túm 5 tụm 3 nói chuyện ào ào như mưa rào, không ai chịu nổi. Chưa kể vào phòng computer cũng thế, mạnh ai nấy nói, um sùm cả lên còn cộng thêm cái tật thích xâm lấn vào đời tư người khác. Người ta đang dùng internet, đọc email, các cụ cứ dí mũi vào đọc mail của người khác mà không biết đó là điều người Mỹ rất ghét, tối kỵ vì xâm phạm vào “sự tự do riêng” của mỗi cá nhân…Chúng ta thử đặt địa vị của người khác, mình đang đọc sách hoặc viết văn thư, cần sự yên lặng để làm việc thì một đám người Tầu hoặc người Mễ vào phòng nói chuyện um sùm, mình sẽ cảm thấy ra sao? có điên lên mà chết không? và ý tưởng đầu tiên hiện lên trong đầu sẽ là : “LŨ MỌI…”

8/ Có hôm mùa Đông, sáng sớm độ 6 giờ hơn có người gõ cửa, mở ra thấy bà hàng xóm người Mỹ. Bà ta xin lỗi rối rít vì đánh thức tôi dậy quá sớm vì bà ấy muốn cho tôi chứng kiến tận mắt một bà Việt Nam đang mặc áo ngủ … đi lục thùng rác. Nhìn qua cửa sổ tôi nhận ra là ai, nhưng không biết nên nói năng làm sao, cư xử như thế nào cho phải … vì bà VN này luôn luôn hãnh diện và khoe đàn con 9 đứa đều thành công, đều là “SƯ& SĨ…”, kể cả có đứa con làm đến chức tổng giám đốc hãng gì gì đó !!! Thật hết thuốc chữa khi nghe bà hàng xóm người Mỹ còn chêm thêm một câu :”tôi nghĩ bà này đi lục đồ ăn thừa vì thấy bà ta cầm mấy hộp màu trắng họ bán food to go …. tụi bay người VN ở đây có cách nào cho bà ta thức ăn để ăn không ???”. Tôi á khẩu …!!!

Tôi biết bà ta không thiếu thức ăn, không đói khát đến độ như thế, lương già của bà ít nhất cũng $850 mỗi tháng, tiền nhà housing trả gần hết, được ở đây sạch sẽ ngon lành chỉ phải tốn có $150, còn lại $700 vừa tiền ăn, tiền tiêu, kể cả đủ tiền đi sòng bài kéo máy mỗi tháng một lần. Như vậy là dư tiêu dùng, cộng thêm 9 đứa con thành danh !!! tại sao lại lục thùng rác lượm thức ăn cũ ??? có ai nghĩ ra được không ??? bà ta lại là hạng người rất thích “xắn váy lên chửi tồ tồ … “, đụng vào bà là chỉ có chết đến trọng thương mà thôi ! Do đó tôi xin đầu hàng cả 2 tay lẫn 2 chân.

9/ Nhân tiện đây tôi cũng nêu lên thêm “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” lần nữa. Tôi được chứng kiến tận mắt và còn được dậy dỗ nên làm như họ, rất chu đáo là đằng khác :

Chỗ tôi ở có đủ mọi giống người : từ Mỹ trắng, Mỹ đen, Tầu, Đại Hàn đến Trung Đông v.v… và nhiều nhất là Việt Nam, chiếm khoảng 70% dân số nơi chung cư này. Có những người ở đây có đôi có cặp, nghĩa là vợ chồng, cũng có nhiều người sống độc thân. Trong số những cặp vợ chồng tôi quen biết người ngoại quốc, vợ chồng họ đều sống chung cùng trong một căn hộ (apartment), mỗi căn hộ có phòng khách, nhà bếp, nhà tắm và phòng ngủ, đôi khi có hai phòng ngủ hai phòng tắm. Chỉ riêng người VN của chúng ta, tôi thấy có 4 cặp vợ chồng (đấy là sơ khởi thôi, còn thêm bao nhiêu cặp nữa tôi chưa biết), mỗi người sống một căn hộ riêng !!! Nhưng nếu họ ở riêng và trả tiền thuê nhà như những người khác ($1350 mỗi tháng) thì không thành vấn đề. Vấn đề là họ đã lạm dụng chính phủ, xin cả 2 căn hộ tiền nhà (housing). Chúng ta thử làm một bài toán nho nhỏ xem sao nhé:
– căn hộ #1 họ chỉ cần trả $150 tiền thuê mỗi tháng
– căn hộ # 2 họ cũng chỉ trả $150
Hai vợ chồng có hai căn hộ, tổng cộng tiền nhà tốn có $300 mỗi tháng. Họ ở một căn, còn căn thứ hai cho thuê lại tiền mặt $1000, như vậy hàng tháng họ thu về $700 không cần đóng thuế. Có ai thắc mắc nhà nước kiểm soát, xin thưa: người ở thuê sẽ nhận là người care giver của họ vì ngoài tiền nhà, tiền thuốc và tiền bác sĩ free (medical) họ còn có care giver (người làm đến chăm sóc vì vấn đề sức khoẻ) … đến để … rửa xe cho họ !!! họ được hưởng free care giver từ 20 đến 60 giờ mỗi tuần trong khi họ khoẻ như trâu, đi đứng vững vàng và vẫn đi phòng trà nhảy đầm triền miên !!!

Quý vị ơi, từ khi dân tình VN sang tị nạn tại thủ đô Little Saigon này, tôi thấy xảy ra bao vụ “ăn cướp tiền chính phủ bất hợp pháp, từ các ông Đốc tờ ăn gian lận tiền medical, đến các ông làm đụng xe giả rồi : cũng liên quan đến các chàng lsư, bác sĩ cùng các chàng bán bảo hiểm. Rồi cộng thêm những quái nhân ăn gian tiền nhà vô tội vạ như 4 cặp vợ chồng tôi vừa nêu trên, thử hỏi làm sao tiểu bang Calofornia không bị phá sản và khánh tận như ngày nay ???

Cái vô liêm sỉ nhất là tôi biết có hai cặp vợ chồng :
a/ một cặp ông chồng là cựu bác sĩ, sang Mỹ từ năm 1975, đã hành nghề tại bệnh viện và cũng có phòng mạch riêng. Họ cũng có 4 đứa con, đều là “SƯ và SĨ” cả, thế mà khi họ về hưu, họ vào khu tôi ở và được hưởng chế độ housing cho hai căn hộ như tôi nêu trên, tài tình thật !!!!!!
b/ một cặp khác có con trai là bác sĩ thẩm mỹ nổi tiếng ở vùng này, con dâu cũng là bà đốc tờ, thế mà họ cũng dùng hai căn hộ housing như trên, quá tài tình … bái phục bái phục vừa về nhân phẩm lẫn liêm sỉ của họ!!!

10/ Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng (last but not least), có những người tính rất ích kỷ đến độ … hèn hạ …thiếu nhân cách con người. Chúa dạy tôi không nên xét đoán người khác, tôi chỉ xin nêu ra đây câu chuyện này hy vọng có thể gửi dến những quý vị đàn ông VN một lời nhắn nhủ: nên anh hùng và tế nhị, khi không giúp được phụ nữ tay yếu chân mềm thì cũng đừng hại người ta đến chỗ có thể chết người…
Số là chỗ tôi ở có hồ bơi, lâu lâu tự nhiên thấy xuất hiện những “quái nhân” từ ngoài vào xuống hồ bì bõm. Cách đây mấy tháng thấy xuất hiện một ông VN, tuổi đoán ngoài 70, ông ta đến hồ bơi 2,3 lần mỗi tuần, kỳ nào cũng thấy ông diện bộ vest cũ kỹ nhàu nát từ thời Bảo Đại còn mang tã. Đến hồ bơi ông tự động thoát y từ từ trước mặt đàn bà con gái, giữa ban ngày ban mặt không một chút mắc cở. Đến lúc chỉ còn cái quần xà lỏn kiểu may ở VN trên người, cái quần này mỏng đến độ có thể thấy hết “mọi sự” bên trong, xuống nước thì quần mỏng dính sát vào thân hình càng rõ hơn, “cái ấy” của ông ta size to bé thế nào ai ai đều thấy được hết. Đã thế ông ta nhảy ùm xuống hồ nước nóng (Jacuzzi), việc đầu tiên ông ta thọc ngay hai tay vào quần … kỳ cọ !!! rồi chạy lên kỳ cọ hai cái nách rổn rảng, tự nhiên như CS 1975 !!! Chưa có cảnh nào trên đời kinh khiếp ghê tởm như vậy. Tôi thấy khiếp hãi quá đành phải khuyên đôi lời : “bác ơi, xin bác hãy vào phòng WC thay quần áo …. xin bác mặc quần tắm và không nên mặc xà lỏn này tắm trước mặt đàn bà con gái công chúng … kỳ lắm …”. Nhưng nước đổ đầu vịt, mỗi lần ông ấy xuống nước là chúng tôi lên bờ và sau 3 lần khuyến cáo chúng tôi phải report cho nhân viên ở đây để họ ngăn cản ông ta đến làm trò “phạm thuần phong mỹ tục”.
Vừa thấy ông VN biến thì lại xuất hiện một ông Tàu từ ngoài vào tắm lậu, cũng dơ dáy và thoát y trước mặt đàn bà như chỗ không người. Các bà ở đây lại giao cho tôi việc khuyến cáo tên này. Thấy nó to con tôi cũng hơi sợ nhưng chướng mắt quá bèn can đảm nói nó vào phòng vệ sinh … thay quần. Nó cũng giả điếc còn làm tới hơn, càng phô trương lộ liễu hơn …. trong lúc không biết tính sao, tôi thấy có 1 ông VN quen trong chung cư này xuống tắm bèn nhờ anh ta, chờ lúc thằng Tàu thay quần giả bộ như bắt gặp quả tang, lên nói chuyện với nó “đàn ông với đàn ông” dễ thông cảm !
Phải nhờ ông VN vì dù sao tôi không muốn nó biết tôi là thủ phạm “càm ràm” nó, nhỡ nó trả thù tôi thì sao? Không hiểu chàng VN nói năng ra sao, ngôn ngữ bất đồng chăng? ngày sau nó vẫn như thế, tôi gọi ông VN nhờ lên văn phòng report dùm. Thay vì lẳng lặng ra văn phòng report, ông này vô ý vô tứ và điên vô cùng, ông ra ngay hồ bơi trước mặt tên Tàu đấy, rống lên hỏi tôi “có nên report thằng Tàu bây giờ không”. Đúng là không có cái ngu nào bằng cái ngu này, “lạy ông con ở bụi này”. Kết quả hai ngày sau thằng Tàu lại xuống tắm, trước sự chứng kiến 5 bà VN khác nó đá cho tôi một cú thật đẹp và hào hùng gần gãy ba cái xương sườn và bầm tím ngực !!! nếu có ngực giả thì bong bóng trong ngực chắc cũng bể mất rồi ! Tôi đau điếng và thật sự chửi thầm ông VN, người đâu vô tích sự, mang tiếng có học, nghe đâu ngày xưa ở VN cũng là dược sĩ mà sao đần độn quá sức … đến bây giờ tôi vẫn còn sợ ra đường thằng Tàu rình đánh tôi trả thù …. vì sự vô trách nhiệm của ông VN hàng xóm … Thiệt tình hết thuốc chữa !!!
Trên đây là những mẩu chuyện tôi đã và đang gặp hàng ngày. Tôi cũng chỉ là con người, tôi không toàn hảo, cũng có những khiếm khuyết. Tôi nêu ra đây những sự việc đau lòng và mong những ai đó, những ai còn nặng lòng với quê hương xứ sở, thông cảm và cho ý kiến nên làm gì ? Một cây làm chẳng nên non, biết rằng “nhân vô thập toàn” nhưng làm sao cho mọi người ý thức được những sự việc họ làm rất là “vô giáo dục, vô liêm sỉ”, không chấp nhận được. Tôi ước mong chúng ta hãy cố gắng sửa đổi để cộng đồng người Việt chúng ta “sạch sẽ” hơn và học được “sự tự trọng” như dân tộc Nhật ?
Họ làm được tại sao mình không làm được nhỉ?

Theo Thiên Kim – dtphorum.com

Tại sao người Việt kỳ thị người Việt (P.3) – Người Việt ở bẩn

Trong  Kinh Thánh Sáng Thế Ký đoạn 11, vào thuở khai thiên lập địa dân chúng có ý tưởng mơ ước bắc thang lên hỏi ông trời nên đồng lòng xây tháp Babel cao chót vót chín từng mây để gặp Chúa. Đức Chúa Trời  giận dữ dân có ý tưởng ngông cuồng nên biến mọi người nói đủ thứ tiếng khác nhau. Đùng một cái không ai hiểu ai, ông nói gà bà nghe vịt, người nói tiếng Huế, kẻ nói tiếng Nam, chàng nói tiếng Kinh nàng nói tiếng Thượng nên công trình xây dựng đành gián đoạn sụp đổ. Tháp Babel do đó không được thành hình để cho người dân đụng đến trời. Cái ngôn ngữ bất đồng đó bây giờ thể hiện qua 193 quốc gia khác nhau trên thế giới, mỗi nước ngoài vấn đề ngôn ngữ còn có mầu da, sắc thái và cá tính riêng biệt. Trong những quốc gia này có vài quốc gia cá tính đặc biệt mà khi được đề cập ai cũng có thể đoán biết. Chẳng hạn khi nói đến Pháp, ta biết ngay đó là xứ của tình yêu, Đức là xứ của dân có kỷ luật, Nhật Bản dân chúng sống sạch sẽ, Ả-Rập là nơi có dân Hồi quá khích, Đại-Hàn người dân nóng tính, Mỹ là nơi dân có tấm lòng rộng lượng, và Việt Nam chúng ta nổi tiếng không được… sạch sẽ gì cho lắm.

Người nào ở Los Angeles có dịp viếng thăm Little Tokyo, nơi tập trung người Nhật Bản ở California, và Little Saigon nơi tập trung người Việt Nam thì biết. Hàng quán, đường xá khu người Nhật sạch sẽ, trong khi khu người Việt, nhất là plaza ở góc Tây Nam của Magnolia và Bolsa lúc nào cũng bẩn, đầy rác rưới. Đây là nói những người ở Mỹ. Về Việt Nam thì miễn bàn, cái máu bẩn nó đã nằm trong tủy não, lọc bao nhiêu lần cũng không bao giờ hết.

Việt Nam chúng ta ở miền nhiệt đới, có hai mùa nắng mưa,  mỗi mùa sáu tháng. Đến mùa mưa thì ngập lụt như đại hồng thủy. “Tháng Sáu trời mưa trời mưa không dứt”, cây cối do đó lúc nào cũng có nước sống, thế mà không hiểu tại sao đàn ông Việt Nam cứ đến góc cây tuột quần tưới nước. Những người này tôi nghĩ là có lòng thương cây cối môi trường, không muốn cho nó chết nên tiếp tế nước. Ta nên khâm phục những người có lòng lo lắng cho trái đất và cố gắng thuyết phục họ là cây cối ngoài đường đã có đủ nước. Họ sẽ giúp ích thế giới hơn nếu đóng góp vào việc gia tăng cây cối bằng cách mua một cây nhỏ trồng ở trước hiên nhà của mình. Cây trồng trước cửa nước mưa nhiều khi không đến được vì nhà có mái hiên che nên sáng ra họ cứ vạch quần tưới nước cho cây của mình, vừa giúp cho cây nhà mình sống mạnh, vừa khỏi tốn sức đi bộ  ra chỗ nào xa xôi khác tưới cây.

Chắc có lẽ bạn thắc mắc còn những người đứng tiểu ở góc đèn điện xi-măng chứ không ở góc cây? Giải quyết này cũng dễ thôi, nếu chúng ta sành về tâm lý. Những người này họ có sở thích riêng, thích gốc đèn xi-măng thay vì gốc cây, cứ như là một người thích xe Mercedes thay vì xe Lexus vậy, không vì một lý do đặc biệt nào hết. Thay vì nhà đèn xây cột đèn đường khắp nơi trong thành phố thì khi cảnh sát bắt được người nào tưới cây ở cột đèn đường, cắm thêm một cột đèn xi-măng trước nhà người đó. Sáng sớm thức dậy họ tiểu ngay cột đèn trước nhà mình, khỏi đi đâu xa. Tôi thỉnh thoảng đọc tin tức Việt Nam trên mạng tường thuật nhân viên nhà đèn làm việc cẩu thả để dây điện cao thế treo lủng lẳng sát đất làm con nít đến chơi sờ soạng dây điện bị giật chết. Sự cẩu thả này xem vậy mà hay. Cứ để cái dây điện cao thế lủng lẳng trước cột đèn xi-măng ở nhà họ thì chẳng chóng thì muộn ai đái ở cột đèn đường cũng bị điện giật chết hết. Vấn đề nan giải sẽ dần dần tự nó giải quyết.

Cái tật xấu lớn nhất của dân mình có lẽ là vất rác bừa bãi. Tật này là đại nạn, quốc nạn vì dân ngu cu đen lẫn dân trí thức tranh nhau vất rác, không ai có ý tự trọng. Khi mới sang Mỹ học đại học, tôi cùng một số bạn học Việt Nam lái xe đi cắm trại ở xa. Trên đường đi thì một xe bị bể bánh làm cả đoàn phải ngừng. Chúng tôi phân phát bánh mì ăn trong khi chờ đợi thay bánh. Tôi  thấy thật hãi hùng khi hai người sau khi mở giây thun tháo giấy gói bánh mì, vất giấy ngay xuống lề đường. Tôi bảo họ nhặt lên thì họ nói ở đây giữa sa mạc, không ai thấy nên vất rác không sao! Ngày xưa khi đi học, tiểu học rồi trung học, sáng sớm nào vào lớp là cũng có một rừng rác, lớp phải chia phiên ra quét rác trước khi vào học. Học sinh, những thành phần ưu tú của quốc gia, thay phiên nhau vất rác. Tôi là thầy bói thì cam đoan tiên đoán thời tiết 24 giờ sắp tới không đúng không ăn tiền: chỗ nào có dân Việt Nam, bảo đảm chỗ đó có rác. Khắp nẻo đường đất nước Việt Nam chỗ nào cũng có rác. Rạp ciné có rác, đi tắm biển có rác, dạo đường phố có rác, vào chợ có rác, ra bờ sông ngồi có rác, trường học có rác, công viên có rác, building nào không có người là có đống rác.  Vất rác chẳng những mất vệ sinh mà còn cho thấy người vất rác bừa bãi là người ích kỷ, hèn mọn. Hèn mọn là vì vất rác lén lút, không dám cho người khác thấy. Ích kỷ là vì mình muốn giữ nhà mình sạch, vất rác chỗ khác cho đường phố và nhà người khác bẩn. Người ta phải gia công dọn dẹp rác mình vất, còn mình thì khỏi cần làm. Để cho người khác dẹp cái rác của mình vất thì không thể nào người vất rác có lòng thương người được. Tôi cố suy nghĩ ra nguyên nhân nào mà dân Việt mình hay vất rác bừa bãi thì khám phá ra chân lý: mình có rất ít thùng rác. Tại sao mình có ít thùng rác? Vì dân ta không giỏi phát minh như dân nước khác nên không chế được thùng rác. Không có thùng rác nên dân mới vất rác ngoài đường. Muốn cho xã hội thay đổi thì phải có giáo dục. Chúng ta phải dậy dỗ người dân cho họ biết là nhà họ ở là một cái thùng rác lớn, đi đâu muốn vất rác thì giữ lại cái rác ấy trong túi, đem về vất rác trong nhà  mình. Nhà ở có nhỏ đến đâu thì cũng là vĩ đại nếu dùng nó là thùng rác. Ít nhất phải mấy năm nó mới đầy nên người nào muốn vất rác bừa bãi sẽ có đến mấy năm mới phải dọn.

Đã vất rác bừa bãi, người Việt Nam lại không có tính lau dọn cho sạch sẽ. Cái gì không lau chùi thì thế nào nó cũng sinh ra ghét bẩn và hôi hám. Cầu tiêu ở phần đông nhà hàng Việt Nam lúc nào cũng bẩn, tôi không hiểu tại sao họ không mướn được một người thường trực có trách nhiệm lau cầu tiêu? Tăng giá tiền ăn một tí, bảo đảm khách nào vào nhà hàng thấy cầu tiêu sạch ai cũng sẽ muốn trở lại. Chúng ta ai cũng có dư thì giờ đọc báo, xem TV, xem computer, xem phim bộ nên không lau chùi là vì lười chứ không phải là không có thì giờ. Cứ tưởng tượng nhà mình là Câu Lạc Bộ Thể Thao Phan  Đình Phùng, tập thể thao khi lau chùi nhà cửa vừa không phải đóng tiền hội viên mà vừa được bắp thịt nổi cuồn cuộn như anh Vọi, thì tại sao mình lười? Cái lười bẩm sinh này di truyền từ đời vua Hùng Vương nên không biết làm sao mà chữa được: Lau chùi nhà cửa thì phải mặc đồ gọn ghẽ, mặc bikini thì càng tốt vì thoáng tay chân để lau dọn. Trái lại, ta thử nhìn trang phục của các vua chúa, hoàng hậu, công chúa thời xưa: quần thì ống chân rộng hơn ống cống, áo thì rộng hơn chăn đắp, tay áo rộng thùng thình vào tiệm ăn cắp dấu TV vào tay áo bảo đảm không ai phát giác ra được. Mặc quần áo như thế thì làm sao mà lau chùi? Vì thế vua chúa không lau chùi, không làm gương nên dân cũng chẳng làm theo. Cứ thế mà cái thói quen ấy nó truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho mãi đến bây giờ  ai cũng chấp nhận cái tiêu chuẩn không lau chùi là thượng sách.

Một yếu tố khác trong cái bẩn của người Việt Nam mình là thức ăn: mắm. Một lần tôi vào một siêu thị của người Việt Nam ở Garden Grove, đi gần đến một khu tôi ngửi thấy mùi tanh hôi, quay lại nhìn tôi tảng thần khi trông thấy cả một gian rất nhiều kệ chưng bán biết bao nhiêu là chai, lọ, toàn là mắm: mắm tôm, mắm nêm, mắm ruốc, mắm rươi, mắm tép, mắm bò hóc, mắm cáy, mắm kho, mắm chuột cống….Nhìn chất liệu mắm trong lọ tôi đã thấy rợn người, cộng thêm cái mùi hôi đặc biệt của mắm làm tôi chỉ muốn ói, phải đi ra ngoài. Ai cũng biết tất cả các loại mắm đều làm từ tôm cá, thế nhưng có lẽ ít người trong chúng ta biết cách thức làm: đại khái là cá trộn với muối để cho nó ươn lên  mấy đời vua nhà Trần, xác cá rữa ra thành nước mắm. Đi chợ vào hàng cá sống mình đã thấy hôi, huống gì ngửi mùi cá hay tôm chết. Năm 1980 tôi xem một phim thời sự của đài truyền hình Nhật Bản có làm một phóng sự về đời sống người Việt sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Có một đoạn cô phóng viên đến Phan Thiết quay phim làng làm nước mắm. Cách làm đã dơ bẩn, từ cái chum đựng nước mắm đến mấy cục đá họ lượm dưới đất lên để đè nén lớp trên cùng của cá, đến chỗ làm nước mắm, người làm trông cũng bẩn thỉu. Cô ta nói từ xa đã có mùi hôi không chịu được. Ấy chỉ là làm nước mắm. Làm mắm tôi tưởng tượng còn bẩn đến chừng nào nên từ khi xem phim ấy đến giờ, khi nói đến mắm, tôi nhất định hát bài “Không” của Nguyễn Ánh 9.

Người mình thật quái đản. Tôi thật tình không hiểu mấy cô thoa dầu thơm Chanel cho người thơm phức để quyến rũ đàn ông nhưng lại bước vào nhà hàng Bò 7 món ăn với món mắm nêm hôi rình? Trong khi người phương Tây họ lo tìm cách chế nước hoa Chanel, Amani, Yves Saint Laurent , Dior, Calvin Klein mùi thơm thật quyến rũ thì ta lại lo chú tâm sản xuất nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết , mắm tôm ông Cả Cần…, đứng xa mấy nghìn cây số đã ngửi thấy mùi hôi!  Đúng là dân ta lạc hậu, giống như dân Trung Hoa xưa tối ngày lo mài kiếm, tập phi thân trong khi bên phương Tây người ta chế tạo súng ống, phát minh máy bay. Thảo nào mà văn hóa Âu Tây đi vượt bực so với Á Đông mình.

Vệ sinh cá nhân của người Việt Nam cũng đáng cần để lên bàn giải phẫu mổ xẻ. Ông Năm truớc nhà tôi ở Bàn Cờ là người từ thuở bé tôi đã ước ao ông ta dọn nhà đi chỗ khác. Một trong những thông lệ ông ta làm mỗi sáng sớm khi thức dậy là đứng ngay giữa xóm, vươn vai, bẻ chân tay cho dãn gân cốt rồi khạc nhổ đờm xuống đất, rất nhiều lúc rớt ngay trên phần đất nhà tôi. Không những vi trùng nó bay tán loạn từ đầu xóm đến cuối xóm mà những đứa bé đi chân không (có cả tôi) đạp phải khi không mang dép. Cái tật khạc nhổ vô ý thức này vẫn thấy đầy dẫy ở khu người Việt dưới Bolsa. Nếu Olympics có giải khạc nhổ xa nhất thì bảo đảm Việt Nam và Trung Cộng lúc nào cũng đoạt giải huy chương vàng và bạc, không nước nào địch lại nổi. Lên nhận huy chương vàng là một người Việt tóc tai bù xù không chải, quần áo xốc xếch, người ngợm hôi hám vì mới ăn mắm tôm gia truyền Hà Tĩnh. Không như người da trắng tóc vàng, tóc người Á Đông chúng ta mầu đen, không cắt chải gọn ghẽ trông rất bẩn. Quần áo cũng thế, tìm được mấy bà mặc áo bà ba đi ra đường dưới phố Việt Nam không phải là chuyện khó. Mấy ông Việt Nam cũng vậy, nhiều người ra đường tay chân đen đúa, quần áo luộm thuộm như bị giam năm mươi năm ở Hỏa Lò Hà Nội. Phải có người cắt nghĩa cho những ông này là nếu họ cắt tóc ngắn gọn, tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề  thì sẽ có khối những cô gái xinh đẹp đứng sắp hàng hỏi xin số điện thoại. Bảo đảm họ sẽ thay đổi.

Những thói xấu của người mình đóng góp vào việc cá nhân, xã hội dơ bẩn là những di tích lịch sử không nên duy trì. Đồng ý là chúng ta vì bị Trung Hoa đô hộ một nghìn năm nên bị ảnh hưởng sâu đậm của  chú Coóng nấu mì mặc áo thun không tay mồ hôi nách nhễ  nhại chẩy vào thùng nước lèo, của chú Thoòng chẩy mũi lấy tay quẹt rồi quẹt tay vào áo cho khô tay, của  thím Phù Xám Xuyến nấu hủ tiếu và pha cám cho heo ăn cùng một lúc,  thế nhưng dĩ dzãng dơ dáy cần dấu giếm: ta phải cách ly thói hư tật xấu ở bẩn không một lòng luyến tiếc. Ngay chính  ở những thành phố lớn của Trung Hoa bây giờ nhiều nơi cực kỳ sạch sẽ không thua gì phương Tây. Tục ngữ ta có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. “Mát” này là mát mẻ chứ không phải mát dây. Thành ra từ xưa đến nay nếu vì chúng ta tối dạ hiểu lầm câu tục ngữ này, sợ bị mang tiếng mát dây nên sinh sống dơ bẩn  thì bây giờ vẫn chưa muộn biến đổi đời sống để chúng ta sẽ trở thành một quốc gia sạch sẽ nổi tiếng nhất thế giới Việt Nam Cộng Hòa.

 Nguyễn Tài Ngọc – saigonocean.com

Tại sao người Việt kỳ thị người Việt (P.2) – ‘Kỳ thị’ người Việt: Có phải vô cớ?

Một dân tộc mạnh trước tiên phải là một dân tộc biết sửa mình.

LTS: Xung quanh câu chuyện “kỳ thị” khách hàng là người Việt, mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết bàn về chủ đề văn hóa ứng xử. Chủ đề này tưởng như đã cũ, nhưng thực ra luôn cần thiết, khi nước Việt đang trên hành trình hội nhập. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết. Và rất mong mỏi nhận được nhiều ý kiến tham góp, đề xuất những giải pháp xung quanh chủ đề này

Tuần qua, dân đọc báo mạng chuyền nhau một bài trên tờ South China Morning Post: “Cư dân Chiang Mai choáng vì những khách du lịch Trung Quốc thô lỗ”[1]. Trong đó, tác giả liệt kê những thói hư tật xấu (rành rành) của nhiều người TQ như nói lớn tiếng nơi công cộng, không xả nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh, cho trẻ em phóng uế trong hồ bơi, xả rác, khạc nhổ, chen ngang, lái xe ấu tả…

Vì sao có sự kỳ thị?

Rất nhiều người hả hê đồng tình với bài báo thẳng thắn này. Thật dễ hiểu! Người ta hoàn toàn có đủ lý do để hả dạ khi thấy người Thái Lan đòi hỏi chính phủ của họ phải làm “ra ngô ra khoai”, yêu cầu họ giáo dục công dân của mình khi ra nước ngoài. Để người dân Chiang Mai có thể sống thịnh vượng an vui với ngành du lịch.

Trong một diễn biến khác, người đọc báo Việt Nam cũng đồng thời đùng đùng nổi giận khi nghe tin một nhà hàng ở Phan Thiết từ chối bán hàng cho người Việt.

Rõ ràng, theo những gì tường thuật trên báo chí, những lý lẽ mà ông chủ nhà hàng đưa ra không đủ sức thuyết phục. Nhất là khi ông phân bua “chỉ có 1% khách Việt mua hàng”.

Người ta mắng ông là “xúc phạm đồng bào”. Người ta chê ông là vọng ngoại, chỉ ham phục vụ khách nước ngoài. Thậm chí, các cơ quan hàng tỉnh cũng lăm le nghĩ đến khả năng đóng cửa vĩnh viễn cửa hàng này, cho dù sự trừng phạt này hoàn toàn vi phạm pháp luật. Là chủ cửa hàng, ông ta hoàn toàn có quyền quyết định từ chối phục vụ bất cứ ai mà mình không thích. Không pháp luật nào qui định một chủ doanh nghiệp phải phục vụ tất cả mọi người cả.

Xử nặng ông chủ cửa hàng nói trên, dù không đúng về pháp luật, nhưng dễ dàng được sự đồng thuận và ủng hộ của dư luận, nhất là dư luận của một đám đông rất dễ tổn thương và giàu tự ái dân tộc.

Mải mê mắng mỏ, tranh cãi, người ta quên bẵng đi một việc: Sự kỳ thị khách du lịch Việt Nam là một việc có thật, hiển nhiên và sờ sờ trước mắt trong nhiều năm qua.

Người viết đã từng nghe một chủ resort ở Hội An tâm sự: “Họ phá lắm anh ơi. Ăn nhậu, làm ồn, hạch sách… thâu đêm suốt sáng. Làm nghề ni thì phải chiều khách. Tụi em ráng được! Nhưng khách ở những phòng khác, họ chịu không nổi, bỏ đi hết. Riết chừ tụi em nghe giọng họ gọi điện đặt phòng là cứ nói hết chỗ cho nhẹ gánh!”

20130311110244_1_1362968439

Một nhà hàng ở Phan Thiết từ chối bán hàng cho người Việt

Tương tự, vào dịp cuối tuần, khi những đường bay thẳng đến Cam Ranh hạ cánh, nhân viên những khu du lịch nổi tiếng ở đây tha hồ chịu đựng những đoàn khách hợm hĩnh, ăn buffet như tranh cướp, giành giật chỗ lên cáp treo, nói như quát nơi công cộng… Bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng…, thay vì chỉ có tiếng sóng biển và phi lao, ầm ĩ tiếng karaoke chát chúa bằng những giọng hát khê nồng rượu bia.

Những chủ nhà cổ miền Tây Nam bộ hiền lành, chân chất là thế, cũng phải đuổi thẳng cánh những khách du lịch Việt. Vì họ vừa ăn vừa phá, đòi hỏi trăm điều vô lý, sục sạo vào tận những không gian riêng tư của chủ nhà.

Mà không chỉ người Việt kỳ thị lẫn nhau. Cái tiếng xấu của những người Việt hợm hĩnh, thô lậu… cũng đi theo những chuyến bay lan khắp thế giới.

Ở Hàn Quốc, người ta khó chịu ra mặt khi phải mua bán với khách Việt.

Ở Thái Lan, Singapore…, người ta viết những bảng cảnh cáo “cấm hút thuốc”, “lấy đồ ăn vừa đủ”… chỉ bằng tiếng Việt.

Ở Malaysia, cô hướng dẫn viên bản xứ kêu trời khi thấy đoàn khách Việt của mình chen chúc, lấn nhau vào điểm tham quan.

Ở New Orleans, trong một đêm mà tôi là nhân chứng bất đắc dĩ, một Ts Y khoa người Việt, sau khi kiếm được một chai Whisky, bèn ung dung gầy độ với một vài đồng nghiệp khác. Họ uống rượu trong ca nhựa mà chủ quán khinh khỉnh đem ra, hò hét “dô 1, 2, 3…” như chốn không người. Mặc cho cái nhìn kinh ngạc của những thực khách khác…

Người Việt nên tự nhìn lại mình

Vô số những ví dụ tương tự về hình ảnh của “người Việt xấu xí”, không kém cạnh bao nhiêu so với những đồng bào của tác giả Bá Dương [2].

Khác với những cộng đồng Việt Nam được kính trọng vì sự cần cù, giỏi giang như ở Pháp, Tây Đức cũ, hình ảnh người Việt đã hoen ố quá nhiều. Và rất dễ dàng tìm thấy những lý do hữu lý cho sự kỳ thị đó.

Lại có người kêu ca: “Vì văn hóa hay phong tục khác nhau nên mới thế!”. Xin thưa, không phải vậy. Vì văn hóa có thể khác nhau nhưng phép lịch sự, hay lề thói xã hội là phổ quát, là chung cho mọi dân tộc. Mà nguyên tắc cao nhất của sự văn minh, lịch sự thì đâu cũng vậy, là không được làm phiền người khác bằng những hành vi cá nhân. Từ đó, mới có những qui ước rất chung và dễ dàng được đồng thuận như không khạc nhổ, không nói to, ăn phải ngậm miệng, xếp hàng…

Những qui ước này đã được học giả Phạm Cao Tùng diễn giải rất chi tiết trong cuốn Người Lịch Sự[3].

Cho nên, sau khi hả hê mắng người Trung Quốc, sau khi đùng đùng nổi giận với nhau, phải chăng người Việt chúng ta nên nhìn lại mình? Chẳng phải để “tự sướng” với dăm câu chuyện “truyền thống”, nhưng để thấy cái xà nhà to tướng trong mắt mình, trước khi cười khoái trá với cái dằm nhỏ xíu trong tay người khác[4].

Một dân tộc mạnh trước tiên phải là một dân tộc biết sửa mình, chứ không chỉ chăm bẵm “tạo ra sự khác biệt” bằng cách xoáy vào sự thô lỗ của một dân tộc khác. Chỉ khi người Việt biết mổ xẻ, sửa sai những thói hư tật xấu trong ứng xử xã hội, chúng ta mới có cơ may trở thành một dân tộc tao nhã, thanh lịch như lời Ức Trai rất đỗi tự hào: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu!”

BS Lê Đình Phương – Vietnamnet

[1] http://www.scmp.com/news/china/article/1162131/chiang-mai-locals-shocked-rude-chinese-tourists
[2] Tác giả cuốn sách nổi tiếng và gây nhiều tranh luận: “Người Trung Quốc xấu xí”, nói về những thói xấu của người Hoa
[3] Tủ sách Học Làm Người, Nhà Xuất bản Phạm văn Tươi, Sài Gòn 1951
[4] “Tại sao con thấy cái dằm trong mắt anh em, nhưng không nhận ra cây xà nhà trong mắt mình? (Matthew 7:3)

Tại sao người Việt kỳ thị người Việt! (P.1) – Người Việt phải giả danh người Nhật

Nỗi buồn người Việt phải giả danh thành người… Nhật

Tôi xin chia xẻ về một số kinh nghiệm bị kỳ thị mà mình đã từng trải nghiệm như sau: Tôi là người Việt gốc Hoa và cao gần 1m8 nên vóc dáng và khuôn mặt tôi không giống người Việt lắm, ngay cả khi ở Việt Nam nếu tôi không nói tiếng Việt thì cũng không ai nhận ra.

Trong 1 chuyến du lịch đi Campuchia, khi qua tới nước bạn, đi ăn uống ở nhà hàng hay vào những nơi bán quà lưu niệm, người bản địa khi biết mình là người Việt Nam thì thực sự không mấy mặn mà tiếp đón lắm, trong khi đối với những người ngoại quốc cùng đoàn thì họ khá niềm nở và nhiệt tình, điều này làm tôi vừa khó chịu vừa ngạc nhiên.

Biết điều này nên những lần tiếp theo khi vào, tôi không nói mình là người Việt mà nói mình là người Nhật (do tôi nói tiếng Nhật rất lưu loát) nên tôi nhận được sự đón tiếp rất nhiệt tình mặc dù tôi không mua gì cả.

Trong một lần khác tôi đi Đài Loan và Hàn Quốc, rút kinh nghiệm lần trước tôi không nói mình là người Việt, thế là tôi lại nhận được sự ưu ái đặc biệt hơn những người Việt đi cùng. Tôi không lấy điều này làm thích thú, mà là rất đau, nỗi đau cho cả dân tộc.

Thế nhưng có một sự thật phũ phàng hơn, là trên chuyến bay của hãng Vietnam Airline, lượt đi khi nhân viên chào tôi bằng tiếng Nhật, tôi đáp lại tôi là người Việt thế là từ phút ấy về sau nhân viên luôn lạnh lùng, có hỏi gì thì cũng trả lời cộc lốc, trong khi những người bên cạnh tôi luôn được chăm sóc đặc biệt. Thế là ở chặng về, tôi chủ động nói tiếng Nhật, các bạn chắc cũng đoán được điều tôi muốn nói rồi nhỉ!

Thế còn dạo gần đây, có nhiều chị em phụ nữ lấy chồng Âu – Mỹ rồi lên báo phê phán đàn ông Việt kém này kém nọ, tỏ ra hãnh diện lắm thì phải! Nhưng họ đâu biết rằng họ tự bôi tro trét trấu vào mặt chính bản thân mình, chính dân tộc mình. Các bạn có biết chồng Tây của các bạn nghĩ gì khi bạn phê phán chính dân tộc của mình không? Các bạn nhìn Trung Quốc xem, họ cũng có nhiều tật xấu đó, tỉ lệ kết hôn giữa phụ nữ Trung Quốc và người nước ngoài cao gấp mấy chục lần Việt Nam, nhưng chưa có người nào “dũng cảm” như các bạn “dám” đúng lên phê phán dân tộc của mình cả! Ngay cả người Việt còn không tôn trọng lẫn nhau thì sao đòi hỏi người nước khác tôn trọng mình? Giờ tôi có thể thốt lên rằng trên thế giới này chỉ có người Việt mới kỳ thị chính dân tộc của mình.

Có lẽ sắp tới tôi còn phải làm người nước ngoài bất đắc dĩ dài dài rồi!!!

Độc giả Leeson(từ Osaka Japan)

Người Việt kỳ thị người Việt!

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!
Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa “nhậu”, ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “Sir”, tức là “ngài”. Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!
Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga, … anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em XHCN” của Việt Nam mấy năm trước đây!
Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng’ và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng”. Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!
Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!
Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ! Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

Khánh Hưng (21/03/2012)

So sánh cực vui về văn hóa phương Tây và phương Đông (P.2)

Văn hóa Đông và Tây: Kiến và ong?

Như một đứa trẻ bị đánh nhiều trở nên mất tự tin, hai cụm từ “văn hóa phương Đông” và “văn hóa phương Tây” bị lạm dụng nhiều trở nên mất 90% ý nghĩa.

Những bức minh họa trong phần 1 của anh Yang Liu, một họa sĩ người Trung Quốc đang du học tại Đức. Bên trái là văn hóa Đức, bên phải là văn hóa Trung Quốc. Có phải những bức minh họa trên so sánh văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây? (Mặc dù họa sĩ nói so sánh văn hóa Đức với văn hóa Trung Quốc.) Có phải những bức bên trái có nhiều điểm chung thuộc văn hóa Phương Tây, bên phải nhiều điểm chung thuộc văn hóa phương Đông? Tôi nghĩ không.

Thế giới phương Tây đa dạng; nhiều nền văn hóa khác nhau đến mức rất khó tìm ra điểm chung. Thế giới phương Đông càng đa dạng, tìm ra điểm chung là nhiệm vụ bất khả thi.
Ai từng đi Thụy Sĩ và Ý biết hai văn hóa thuộc hai nước này khác nhau như pizza và socola. Ai từng đi Việt Nam và Nhật (trong đó có tôi) biết hai văn hóa thuộc hai nước đó khác nhau như phở và sushi! Một người giỏi tranh luận có thể bảo vệ quan điểm rằng “Văn hóa Thụy Sĩ gần với văn hóa Nhật Bản hơn với văn hóa Ý,” hoặc “Văn hóa Việt Nam gần với văn hóa Ý hơn với văn hóa Nhật Bản.” Người Nhật xếp hàng giống cách người Thụy Sĩ. Người Ý “quý sếp” giống cách người Việt, v.v.
Tôi thường nói “Người Tây có quan điểm A, sở thích B…” Chắc do nhiều trang báo nhờ tôi viết bài về “Quan điểm của người Tây về phụ nữ Việt Nam”, hoặc “Cách nhìn của người Tây về Tết Nguyên Đán” nên cái tôi của tôi mở rộng, bị nhầm lẫn quan điểm của Joe và quan điểm tất cả các người Tây đang đi lại trên trái đất. Ảo tưởng tự đại…sứ.
Nói chung văn hóa phương Tây là…Nói chung văn hóa phương Đông là….
Viết vậy không khác gì tôi viết: “Nói chung khí hậu ở bán cầu bắc là rất dễ chịu.”
Tùy nước, tùy vùng.
Tùy trường hợp nữa. Nhìn lại bức tranh “Bực mình” trên. Đúng là có nhiều trường hợp người Canada khi thấy bực mình sẽ nói bực mình, người Việt Nam khi thấy bực mình sẽ nói “vui qúa!”. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Ví dụ, một người khách làm mất thời gian của bà chủ cửa hàng, chọn, lựa, mặc thử liên tục, cuối cùng đi ra không mua gì hết. Trong trường hợp đó bà chủ ở hai nước sẽ thấy bực mình, nhưng tỷ lệ khách Việt Nam bị “chửi-đuổi” sẽ cao hơn.
Con kiến và con ong
Thay vì nói “văn hóa phương Đông” và “văn hóa phương Tây”, hai cụm từ rất tối nghĩa, tôi muốn đưa ra một cách so sánh khác: Văn hóa con kiến và Văn hóa con ong. Đó là hai cách tổ chức xã hội thuộc về lý thuyết, không liên quan vĩ độ, màu da, hay bất cứ yếu tố địa phương nào khác.
Tôi chọn con ong và  con kiến vì cả hai đều là loại côn trùng xã hội (“Vì ta cần nhau”) nhưng lại có lối sống khác nhau. Con ong bay thẳng từ bông hoa này sang bông hoa khác, làm việc độc lập, có thể ở một mình trong thời gian dài nhưng khi cần thì rất biết làm việc nhóm. Con kiến bò từ điểm A sang điểm B là theo con đường ngoằn ngoèo, phức tạp. Nhưng trên con đường ngoằn ngoèo ấy các chú kiến luôn bò cùng nhau, giúp đỡ nhau, chăm sóc lẫn nhau…tóm lại, con kiến rất “nhau”. Một con ong có thể  tự thụ phấn cho hoa; một nhóm con kiến khi thấy chiếc lá hấp dẫn muốn chuyển sẽ cắt nhỏ, chia mỗi chú một miếng.
Thêm vào đó, các tổ ong chia thành “phòng” hình lục giác, mỗi “gia đình” có không gian riêng của mình, kiến trúc vừa đơn giản vừa hiệu quả. Các tổ kiến có nhiều gia đình một phòng, kiến trúc không đơn giản chút nào nhưng đường phố ngõ ngách các chú kiến biết hết.
Trái: bên trong “nhà ong”. Phải: mẫu bên trong tổ kiến.
Một số đặc điểm của văn hóa con kiến
– tính cộng đồng cao
 -“Sống chung với lũ”
 – nhiều mối quan hệ  do “cuộc sống tặng”
 – tập trung vào quá  trình làm việc
 – yêu sự hài hòa và cân đối
 – nhà nhiều thế hệ cùng sống
 – chấp nhận “vùng xám” lớn
 – uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
Một số  đặc điểm của văn hóa con ong
– đi thẳng vào vấn đề
– đề cao cái tôi
– nghĩ sao nói vậy
– thích đen trắng (chấp nhận vùng xám nhưng phải nhỏ)
– tôn trọng không gian riêng của người khác
– “sống để chống lũ”
 -người trẻ và người già khá độc lập
– nhà thường 2 thế  hệ cùng sống
 – tập trung vào kết quả
 – mối quan hệ chủ yếu là “tự tặng mình”
Văn hóa nào cũng có chút “chất kiến”, chút “chất ong”. Nếu “văn hóa con ong nguyên chất” xếp hẳn vào bên trái thước đo của tôi (số 1) và “văn hóa con kiến nguyên chất” xếp hẳn bên phải (số 10) thì tôi nghĩ văn hóa Mỹ sẽ là số 2 và văn hóa Việt Nam sẽ là số 8.
Tôi thấy văn hóa  Ý, đặc biệt vùng miền Nam và đảo Sicilia, có nhiều khía cạnh rất “kiến”. Ngược lại, tôi thấy văn hóa Nhật Bản có nhiều khía cạnh rất “ong”, có thể nói “Tây hơn cả Tây”. (Những khía cạnh đó tôi sẽ để cho các bạn tự nghiên cứu.) Tôi xếp đảo Sicilia vào số 6 và đảo Nhật Bản vào số 4.5.
Nga nghiêng về bên con kiến. Singapore nghiêng về bên con ong. Úc thì rất ong. Thái thì rất kiến.
Hàn Quốc trước đây là số 9 nhưng bây giờ là số 7. Canada tôi cho là số 4. Canada vốn là đất nước có hai văn hóa Pháp và Anh, nên người Canada rất hiểu cụm từ “sống chung”, sống hạnh phúc với những gì mình đang có. Các văn hóa thuộc Châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ chủ yếu là văn hóa con kiến; do vậy, trên thế giới “dân kiến” đông hơn “dân ong”. Văn hóa Nam Mỹ kiến hơn văn hóa Bắc Mỹ. Các gia đình Nam Mỹ “Việt Nam” hơn, sống tình cảm, chấp nhận một “vùng xám” lớn.
Thôi, đủ rồi. Đánh giá từng nền văn hóa không phải mục đích của tôi. Mục đích của tôi là đưa ra một cách so sánh mới, tôn trọng sự đa dạng của thế giới phức tạp này. Và một mục đích nữa – phân tích xu hướng.
Từ  kiến sang ong
Tôi thấy xu hướng chính là từ văn hóa con kiến “dịch chuyển” sang văn hóa con ong. Chúng ta nên nhớ rằng, nhiều văn hóa Châu Âu ngày xưa đã rất con kiến; cách đây mấy trăm năm các gia đình ăn chung, dùng chung một con dao mà chưa có nĩa (wikipedia, “Medieval cuisine”). Thời đó các đại gia đình gần gũi với nhau hơn.
Ngày xưa người Tây  ăn chung một cách rất Ta
Yếu tố chính làm thay đổi nhiều nền văn hóa ở Châu Âu là do công nghệ. Nhờ sự phát triển của công nghệ và công nghiệp, những mối quan hệ trước đây coi là “bắt buộc” (dựa vào nhau mà sống), đã thành “tùy ý” (dựa vào nhau nếu thích). Có thể sống độc lập…vì công nghệ. Có thể có nhà riêng…vì công nghệ. Có thể kiếm tiền một mình…vì công nghệ.
Công nghệ cho phép giới trẻ chọn một cuộc sống “ong” hơn. Và nhiều giới trẻ chọn đúng như thế.
Thời cách mạng công nghiệp “văn hóa con ong” đã thu hút nhiều giới trẻ phương Tây, còn thời bây giờ “văn hoa con ong” đó đang thu hút nhiều giới trẻ Việt Nam. Ví dụ, hỏi 100 học sinh Việt Nam “Nếu có cơ hội em sẽ chọn đi du học ở đâu?” tôi nghĩ hơn 80 học sinh ấy sẽ chọn đất nước có nền văn hóa con ong. Phim “con ong” rất thành công ở thị trường “con kiến” này. Con ong bay, nhiều giới trẻ Việt Nam chạy theo.
Đó là xu hướng chính. Nhưng tôi thấy có một xu hướng phụ cũng rất thú vị. Đó là giới trẻ ở nhiều nơi có nền văn hóa con ong đang bắt đầu tìm ý nghĩa cuộc sống ở văn hóa con kiến! Vật chất thì ổn nhưng tinh thần thì chưa. Thay vì đi siêu thị họ chọn đi chợ, mặc cả một chút, nói vui với các anh chị bán hàng. Thay vì ô-tô họ đi xe đạp. Thay vì cố gắng giải quyết mọi vấn đề trong đời, họ học theo đạo Phật, đạo Lão, đạo Ấn, hoặc quyển sách bestseller dạy đời – cứ từ từ mà sống.
Con ong bay về phía  biển, giới trẻ Việt Nam chạy theo. Con kiến bò về phía núi, giới trẻ Canada chạy theo. Triết học đôi khi rất hài hước.
Trích huylinhworkshop.blogspot

Khi sống sung túc phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ, còn khi gặp tai nạn thì phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường.