So sánh cực vui về văn hóa phương Tây và phương Đông (P.1)

So sánh văn hóa Đông Tây

Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão… thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel – Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy…
Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông – Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.
– Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.
– Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây
– Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
– Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó
– Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý
Phương Đông
để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.
Phương Tây
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha… Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.
Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông – Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận… từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận…). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông – Tây.
Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết – nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.
Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.
Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.
Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.
Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.
Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó
Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.
Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển… và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.
Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn… để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.
Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.
Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.
Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động – phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
Một nét nữa của triết học Tây – Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể…
Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ…
Đông (Á)
Tây (Âu)
Tinh thần – Đời người – Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệ Vật chất – Máy móc – Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật Thiên về khoa học công nghệ
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức — Con người, đạo học Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng — Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòai Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sống Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hội Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội

Sẽ thế nào nếu như phong cách sống Đông – Tây kết hợp?

East Meets West: Infographic Shows Differences Between Germans And Chinese (24 pics)

While we are all so different individually, it seems easy to define people in groups according to tired stereotypes. Things get interesting, however, when different stereotyped groups collide – which is exactly what Yang Liu’s “Ost trifft West,” or “East Meets West,” is all about. Liu, a young artist from Beijing currently living in Germany, illustrates the social and cultural differences between her Eastern and Western worlds.

“Ost trifft West” is a series of infographic posters that make accurate and sometimes humorous comparisons between German and Chinese people. The infographics underscore important human elements like the perception of self, expression of opinions and mood. They also compare a few less-serious elements like behavior at a party or the most popular cure for belly ache.

Yang Liu says she is often questioned about her ways of gathering such content and whether she used interviews, research or theories. “The fact is that each single illustration is my very personal experience in the past 13-17 years, and this work was made as a documentation of my own life,” she said. As an artist who was raised in multiple cultures, she doesn’t feel like she belongs to any of them: “I am feeling myself more as a person, who belongs to all the places I have been”,- says Liu.

Sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa Đông Tây luôn là một đề tài thú vị. Mặc dù toàn cầu hóa đang từng bước ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, nhưng không vì thế mà đặc trưng của những nền văn hóa này dần bị hòa tan vào nhau.

Lưu Dương, một nữ họa sĩ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức từng có cơ hội được học tập và sinh sống nhiều năm tại Đức đã truyền tải thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này thông qua triển lãm tranh “East meets West” – Đông Tây tương ngộ.

Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt.  “Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.

Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm. (Hình bên trái minh họa cho lối sống, văn hóa của người phương Tây, còn bên phải là người phương Đông)

1. Cách bày tỏ quan điểm – Expressing opinion

ẢnhNgười phương Tây bộc trực, thẳng thắn, không dấu giếm, không vòng vo khi thể hiện suy nghĩ của mình.

Ngược lại, ở phương Đông, mỗi một ý kiến được đưa ra cần có những câu “mở đầu” thật lịch sự, văn hoa, tránh làm mất lòng người nghe.

Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

2. Lối sống – Lifestyle: independent vs. dependent

ẢnhỞ châu Âu, châu Mỹ, mỗi một con người là một cá thể có chính kiến của riêng mình, sống độc lập và tôn trọng cái “tôi” là đặc trưng của cách sống phương Tây.

Trái lại, “chúng ta” là điều mà xã hội Á châu luôn hướng đến, một cuộc sống trong đó không chỉ có bản thân, mà còn cần cộng đồng, cái “tôi” chỉ là một phần nhỏ trong cái “chúng ta” mà thôi.

Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.

3. Thời gian – Attitude towards punctuality

ẢnhNgười phương Tây ưa đúng giờ, không cao su, họ coi việc đến trễ là điều tối kị. Đến muộn là một hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng với những người phải chờ đợi mình.

Cao su, co kéo thời gian, cho leo cây là tình trạng thường thấy của người châu Á chúng ta, không chỉ làm người đợi phải bực mình, đến muộn còn khiến chậm tiến độ công việc, thật không nên chút nào!

Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.

4. Sếp – The boss

Cấp trên
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.

5. Phương thức làm việc – Contacts and connections

ẢnhHình minh họa cụ thể hóa được phương thức làm việc của 2 nền văn hóa: Trong khi người phương tây làm việc với sự liên kết một cách mạch lạc và có hệ thống, người phương Đông lại có cách tổ chức khá rối rắm và nhằng nhịt.

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

6. Cách biểu lộ cảm xúc – Expressing feelings

ẢnhCũng giống như lúc đưa ra ý kiến, phương Tây có cách thể hiện cảm xúc một cách thẳng thắn, không nói dối suy nghĩ của bản thân, ngược lại người phương Đông lại có tâm lý “sự thật mất lòng”, thường giấu giếm cảm xúc thật của mình để tránh người khác thấy phiền, khó chịu.

Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.

7. Cách xếp hàng – Standing in a line

ẢnhTrong khi ở châu Á, khái niệm xếp hàng có lề có lối có phần “xa xỉ” với rất nhiều quốc gia thì tại châu Âu – Mỹ, hình ảnh những đoàn người đứng chờ mua hàng hay lên xe bus chẳng có gì khiến ta ngạc nhiên.

Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.

8. Cái tôi cá nhân – Self perception

ẢnhMột người Đức có thể coi cái “tôi” của mình là lớn nhất, quan trọng nhất, đặt mọi nhu cầu cá nhân lên hàng đầu, nhưng một người Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ sẵn sàng gác bỏ cái “tôi” ấy qua một bên nhường chỗ cho cái “chúng ta”. Theo người phương Đông, cộng đồng quan trọng hơn cá nhân.

Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.

9. Số lượng người trên phố ngày cuối tuần – Sundays on the streets

ẢnhSau cả một tuần làm việc mệt mỏi, bạn sẽ làm gì vào ngày cuối tuần quý báu? Nếu bạn là người châu Âu, chắc sẽ chọn phương án ở nhà vui vẻ cùng gia đình, tránh đi phố hay ra ngời đường. Nhưng nếu bạn người châu Á, chắc hẳn tụ tập phố phường là niềm vui của bạn.

Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

10. Tiệc tùng – At a party

ẢnhKhi dự tiệc, người phương Tây sẽ đứng thành những nhóm nhỏ cho dễ nói chuyện, bắt bạn, làm quen. Ngược lại, người phương Đông có thói quen đứng thành vòng tròn như chơi mèo đuổi chuột vậy.

Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

11. Đo mức âm thanh ở nhà hàng – Noise level at the restaurant

ẢnhPhương Tây coi trọng sự riêng tư, chính vị vậy ở những nơi công cộng, họ cố gắng nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến người khác, cũng như để người khác không làm ảnh hưởng đến mình. Ngược lại, khi vào một nhà hàng, người phương Đông sẽ “việc ta ta nói”, khiến âm thanh vô cùng ồn ào, khó chịu.

Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.

12. Ăn uống – Cure for stomach ache

Thức uống “lành mạnh”
Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.

13. Du lịch – Travelling

Đi du lịch
Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

14. Tiêu chuẩn của cái đẹp – Ideal of beauty

ẢnhNgười châu Âu, Mỹ vô cùng hâm mộ làn da bánh mật, họ coi người có làn da như vậy là một người khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Trong khi đó, người châu Á lại thích thú khi sở hữu một làn da “trắng như trứng gà bóc” hơn.

Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.

15. Trẻ em – Children in the family

Trẻ em trong gia đình
Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

16. Novelties

17. Cách giải quyết khó khăn – Dealing with problems

ẢnhPhương Tây thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tiếp cận vấn đề, nhưng người Á Đông có vẻ khoái cách lòng vòng hơn.

Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

18. Các bữa ăn trong ngày – Three meals a day

Các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.

19. Phương tiện di chuyển – Means of transportation

Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).

20. Cuộc sống của người già – Everyday life of elderly

Cuộc sống của người già
Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.

21. Tắm táp – Shower time

Tắm táp
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.

21. Ẩm thực – What’s trending

Ẩm thực sành điệu
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.

22. Thời tiết & cảm xúc – Mood and weather

Thời tiết và cảm xúc
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.

23. Đông Tây trong mắt nhau – Cultural perceptions: Germans vs. Chinese

Đông Tây trong mắt nhau
Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Bích Ngọc
Theo Bored Panda & huylinhworkshop.blogspot

Khác biệt của người Âu Mỹ và người Việt

1- Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt.

– Ở Mỹ : Ngược lại.

2- Ở Việt Nam : Người nghèo thì gầy ốm , người giàu béo mập.

Ở Mỹ: Ngược lại.

3- Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố.

– Ở Mỹ: Ngược lại.

4- Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt.

– Ở Mỹ : Ngược lại.

5- Ở Việt Nam: (và Phi Châu, cùng các nước Á Châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn.

– Ở Mỹ : Nhiều người chết vì ăn nhiều.

6- Ở Việt Nam: Khen đẹp, “không chịu”!

– Ở Mỹ: Khen đẹp, “thank you”!

7- Ở Mỹ : Lady first!

– Ở Việt Nam: Ngược lại.

8- Ở Mỹ : phụ nữ độc thân , đến 99 tuổi vẫn phải gọi “Miss” “Cô”

– Ở Việt Nam: phụ nữ lớn tuổi , độc thân , vẫn thành “Bà”

9- Ở Mỹ : đối xử với trẻ nhỏ , người lớn vẫn lắng nghe , đối thoại bình đẳng để học hỏi

– Ở Việt Nam: trẻ nhỏ nói nhiều , đưa ý kiến này nọ , dễ bị phiền lòng người lớn

10- Ở Mỹ : khi ly dị đàn ông rất “lỗ”

– Ở Việt Nam:  ly dị thường tổn hại phụ nữ nhiều hơn

11- Ở Mỹ :  sau xe hơi có thể gắn bảng viết “Tôi không thích tổng thống” , cảnh sát không quan tâm

– Ở Việt Nam:  mới nghĩ tới , đã sợ xộ khám

12- Ở Mỹ :  luật pháp bảo vệ người dân

– Ở Việt Nam:  đồng tiền xé toạc luật pháp

13- Ở Mỹ :  những dịp Holidays , đại hạ giá thực phẫm , làm phước thiện nhiều hơn , giúp dân nghèo hưởng chung vui

– Ở Việt Nam: tăng máy chém giá lên cao , dân nghèo, buồn ,càng khổ.

14- Ở Việt Nam: bà xã là “giám đốc ngân hàng” và kiêm luôn nhân viên kế toán .

 – Ở Mỹ : vợ chồng 50-50 , tiền ai nấy giữ

15- Ở Việt Nam: sau lễ cưới cô dâu không bị mất Họ .

– Ở Mỹ:  phải đổi theo Họ của chồng , theo luật chung qui định – trừ khi cô dâu không muốn .

16- Ở Việt Nam: Bệnh nhân sợ BS

– Ở Tây Phương : BS sợ bệnh nhân tố cáo vì không có lương tâm nghề nghiệp, có thể bị cấm hành nghề và tù tội.

17- Ở Việt Nam: gặp con nít hàng xóm – có quyền ẳm bồng hôn nựng .

– Bên Mỹ : gặp trẻ con phải tránh, không nên đụng chạm – Nếu quên , có thể bị Ủ -Tờ như chơi !

18- Ở Việt Nam: ăn thịt chó thì không sao ,

– Ở Mỹ: mà nhậu thịt chó là ủ tờ .

19- Ở Việt Nam:  hỏi tuổi phụ nữ không sao ,

– Ở Mỹ:   hỏi tuổi phụ nữ coi chừng bị xách guốc rượt chạy.

20- Ở Việt Nam: có thể mặc đồ bộ ra đường,

– Ở Mỹ:  chỉ mặc đồ bộ lúc ngủ.

21-  Ở Việt Nam: đôi bạn nam hoặc nữ có thể nắm tay bát bộ,

– Ở Mỹ:  chỉ khi nào đôi bạn cùng phái đó là bồ bịch, nhân tình…

22-  Ở Việt Nam:  có thể vừa ăn vừa nói,

– Ở Mỹ thì không.

23-  Ở Việt Nam: người vợ ở nhà giữ con cho chồng đi chơi với bạn bè,

– Ở Mỹ thì ngược lại.

24-  Ở Việt Nam:  đàn bà rửa chén

– Ở Mỹ thì ngược lại.

25- Người Mỹ, người Tây phương ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.

– Người Việt ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai!

26- Người Mỹ, người Tây phương : Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, thi hành thì nhất trí.
– Người Việt:  Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc thi hành thì mỗi người mỗi ý !

by Lê Thy

Tại sao người Do Thái thông minh

Why Jews are intelligent

Written by Dr. Stephen Carr Leon

16jerusalem_600“Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này”. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không?

Tất cả câu hỏi trên đều có thể giải đáp được, ngoại trừ câu hỏi cuối cùng vì nó sẽ được trả lời bởi chính các bạn, những con người của dân tộc Việt Nam.
Bài viết dưới đây được lược dịch từ luận án của một tiến sĩ nước ngoài Stephen Carr Leon với tiêu đề gốc là “Why Jews Are Intelligent” (tạm dịch là “Vì sao người Do Thái thông minh”). Bài viết rất hay và có ý nghĩa.

Trước hết xin được cung cấp một số thông tin tìm hiểu được về IQ (Intelligence Quotient) của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên cứu về giáo dục và tâm lý tin rằng IQ trung bình của người Do Thái vào khoảng từ 110. Để so sánh thì IQ trung bình của thế giới là 100 và IQ trung bình của người Việt Nam là 94. Cách biệt sẽ không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này. Mọi thứ sẽ trở nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ (“thiên tài” IQ>=140 – cũng là mức yêu cầu trong số dân). Với IQ TB của dân số là 94 thì tỉ lệ “thiên tài” sẽ là 1/924 hay 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ TB là 100. Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này sẽ lên tới 2,3% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài).

Bài này tôi lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn, nhân dịp nghe chuyện người Do Thái và vì thầy hướng dẫn hiện tại của tôi là một Giáo sư người Do Thái. Để mở đầu, xin được trích dẫn rằng, dân số Do Thái ở Anh có tên tuổi khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng xấp xỉ 13 triệu người (tức là khoảng 0.21% dân số thế giới – số liệu năm 2000), tức là cứ 470 người thì có 1 người Do Thái. Vậy nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0.21% dân số đảm nhiệm.

Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch, .v.v. đều là người Do Thái. Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống.

alan_greenspan_01

george-soros-fortune-mag1atlantic-april-2012-cover-ben-bernanke

(1)  Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan là người Do Thái. 

(2)  George Soros là một tỷ phú người Mỹ gốc Do thái, chủ của tập đoàn Soros Quantum Fund.

(3)  Ben Bernanke, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang (FED hay Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ). Ai cũng biết thế lực tài chính mạnh nhất nước Mỹ đều do người Do Thái nắm giữ. Và Ben Bernanke không xa lạ với cộng đồng này. Ông là người Do Thái.

(4)  Karl Marx khai Sinh Chủ nghĩa Cộng Sản người Đức gốc Do Thái

(5)  Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch, … đều là người Do Thái

Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học đại học Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm “Chiến tranh giữa các vì sao”.Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác)

nguoi-do-thai-kinh-te2Since I spent about 3 year in Israel for internship in few hospital there, it came to my mind about doing thesis/research of “Why the Jews are Intelligent?” It goes without denial that Jews are ahead in all aspect of life such as engineering, music, science and most obvious in business where nearly 70% of world trade/business are held by the Jews such as cosmetic, fashion, food, arms, hotels and film industries (Hollywood and others).

During the 2nd year, in December 1980, and I was about to go back to California, this idea came to me and I was wandering why God gave this gift/ability to them, is this a coincidence or is it man-made that could be produced like the goods from a factory. My thesis took about 8 years to gather all the information as accurately as possible, like the food intake, culture, religion, initial preparation of pregnancy and etc and I would compare them with other races.

Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác.

Let’s start with initial preparation of pregnancy.

Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ.

In Israel, the first thing I noticed is that the pregnant mother would always sing and play piano and would always try to solve mathematical problems together with the husband, and I was very surprised to see the mother always carry math books and sometimes I would help her to solve some problems, I would asked, “Is this for your child in the womb?” she would answer “Yes to train the child still in the womb so that it would be a genius later on”. She would solve the problem without let-up until the child is born.

Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.’ Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Another thing I noticed, is about the food, she loved to eat almonds and dates with milk, for lunch she would take bread and fish without the head, salad mixed with almonds and other nuts, they believed fish is good for the development of brain and the fish’s head is bad for the brain. And also it is like the culture of the Jews for pregnant mothers to take cod liver oil.

Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân (almonds), chà là (dates) cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá.

When I was invited for dinner, I always noticed that they always like to eat fish (flesh and fillet) and no meat, according to their belief, meat and fish together will not give any benefit to our body. Salad and nuts is a must, especially almonds.

Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân.

They would always eat fruits first before the main meal. Their belief if you eat the main meal first (like bread or rice) then fruits, this will make us feel sleepy and difficult to understand any lesson you learn in school.

Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường.

In Israel, smoking is a taboo, if you are their guest, don’t smoke in their house, they would politely ask you to go out for a smoke. According to scientist in university of Israel, nicotine would destroy the main cell in our brain and will affect the genes and DNA, resulting in generation of moron or defective brain. So all those smokers, please take note (Ironically, the biggest producer of cigarettes is… you know who.. make your own guess).

Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não.

The food intake for the child is always under the guidance of the parent, first, the fruits with almonds, followed by cod liver oil. In my assessment, the Jewish child, most of them knew 3 languages, i.e. Hebrew, Arabic and English, since childhood they would be train in playing piano and violin, it is a must. Accordingly, it is believed that this practice will increase the IQ of the child and will make him a genius. And according to Jewish scientist, the vibration of music would stimulate the brain and that is why there are lots of geniuses among the Jews…

Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái…

Since grade 1 to 6, they would be taught business mathematics and science subjects would be their first preference. For comparison I could see the children in California, their IQ is about 6 years back. And Jewish children were also involved in athletics such as archery, shooting and running, accordingly it is believed that archery and shooting would make the brain more focus on decision and precision.

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Để so sánh, tôi có thể nhận thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

In high school, students are more inclined to study science, they would create products, indulged in all sorts of projects , although some looks very funny or useless, but all attention is given seriously especially if it is armaments, medicine or engineering, the idea will be introduced in higher institute in polytechnics or universities.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học.

islamBusiness faculty will be given more preference, in the last year of university, the students in business would be given a project and practically they can only pass if their group (about 10 in a group) can make profit of USD1 million. Don’t be surprised, this is the reality and that is why half of the business in the world is held by the Jews, who design the latest levis, it is being designed in the Israel university by the faculty of business and fashion.

Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis là của khoa kinh doanh và thời trang của trường đại học Israel.

Have you seen them how they prayed, they always shake their heads, accordingly they believed this action will stimulate and provide more oxygen to the brain, same thing with Islam where you need to bow down your head. Look at the Japanese, they always bow down their heads as their culture, lots of them are smart, they love sushi (fresh fish), is this a coincidence?

Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp?

In New York, the commercial/trading center for the Jews are based in New York, catering for the Jews only, if they had any beneficial idea, their committee will give free interest loan and will make sure the business prosper. Due to this, starbuck, dell computer, cocacola, DKNY, oracle, levis, dunkin donut , Hollywood films and hundreds other businesses were under their sponsorship. Jewish graduates from faculty of medicine in new york were encouraged to register with them and allowed to practice privately with this free interest loan, now I knew why most hospital in new york and California always lack of specialist doctors.

Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người Do Thái sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-Cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất này.

Smoking will lead to generations of moron. During my visit to Singapore in 2005, made me surprised to see smokers are regarded as an outcast and the price of a pack of cigarettes is about USD 7, like in Israel it is a taboo and their form of government is similar to the Israelis. And that is the reason why most of their universities are of high standard, even though Singapore is only as big as Manhattan.

Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa.Trong chuyến thăm của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel, việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường đại học của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan.

Look at Indonesia, everywhere people are smoking, and price of a pack of cigarette is very cheap only USD0.70 cts. and the results with millions of people, you can count the number of universities, what product they produced that can be proud of, technology.. never… can they speak other than their own language, why it is so difficult for them to master English language for example, all this is due to smoking, think for yourself.

Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn có thể đếm được số trường đại học của họ, những gì họ sản xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì sao họ khó có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có phải là do việc hút thuốc?

In my thesis, I do not touch in respect of religion or race, why the Jews are so arrogant that they were being chased around since the time of Pharaoh until Hitler, for me it is about politics and survival, the bottom line is, could we produce intelligent generations just like the Jews.

Bạn hãy tự suy nghĩ nhé. Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị săn đuổi từ thời Pharaon cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về chính trị và sự tồn vong. Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái?

The answer could be in the affirmative that needs change in our daily habits of eating, parenting and I guess within 3 generations, it could be achieved. This I could observe in my grandson, for example at the age of 9 he could write a 5-page essay on “Why I love tomato”

Câu trả lời có thể ở dạng khẳng định đó là chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài luận 5 trang về đề tài ‘Vì sao tôi thích cà chua?’.

May all of us be in peace and succeeded in producing a future generations of genius for the betterment of humankind no matter who you are.

Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.

Bổ sung: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa ‘sỹ, nông, công, thương’ của VN và Châu Á). Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tài phiệt người Do Thái.”

                                                                                                                                Bài: Thanh Hằng dịch

                                                                                                                Nguồn: langnam2.blogspot.com

Tại sao người Việt Nam chậm tiến

10 đặc điểm về cá tính của người Việt Nam

10 đặc điểm về cá tính của người Việt Nam do Viện nghiên cứu Xã Hội Hoa Kỳ đánh giá 01/10/2008, VietUtahNews.com thấy hay hay nên đăng lên cho quý độc giả cùng đọc và đánh giá xem Viện nghiên cứu Xã Hội Hoa Kỳ nhận xét về người Việt mình có chính xác không?

1. Cần cù lao động, song dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

2. Thông minh, sáng tạo, song có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.

3.   Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại nhút nhát không có ý thức nâng lên thành lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “từ đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tạo thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện & công ăn việc làm, ít khi vì chí khí hay đam mê).

6. Vui vẻ, cởi mở với mọi người, Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít xuất hiện.

9. Yêu hòa bình nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt đánh mất đại cuộc.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc 1 người làm thì tốt, mà 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng vì bất đồng ý kiến với nhau rồi tạo ra xích mích)

Theo VietUtahNews.com

Nhận xét của nhà văn, nhà thơ về người Việt Nam

* Quan trường không có chuyên môn, chỉ giỏi xoay sở (Thân Trọng Huề – 1918)

* Chậm chạp, ít mộng tưởng, hay nhẫn nhục, thiếu chứng kiến, tính khí nông nổi không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang, ưa hư danh, thích cờ bạc, nhút nhát, thiếu tự tin, hay bài bác chế nhạo (Đào Duy Anh – 1992)

* Tính sĩ diện, tự ái cao. Tính bảo thủ, thủ cựu. Tính mê tín, dị đoan, đa nghi. Tính sách vở, ít suy nghĩ độc lập. Lười suy nghĩ, phát minh, sáng tạo. Ham cờ bạc, vui chơi (Nguyễn Văn Huyền – 1939)

* Tâm lý bình quân – cào bằng. Tác phong tùy tiện, đủng đỉnh. Tâm lý ăn xổi, ở thì. Tâm lý cầu an, cầu may. Tâm lý thủ cựu gia trưởng (Trần Quốc Vượng)

* Suy bụng ta ra bụng người. Nhẹ dạ, cả tin. Qua loa, đại khái. Hay khoe khoang, dựa dẫm. Bóc ngắn cắn dài. Bon chen, đố kỵ. Tự ti, mê tín. Bầy nhầy, hay cùn, khôn vặt (Đức Uy)

TA TỰ NHÌN TA

1. “Giờ cao su”:

Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Ý thức về thời gian không nghiêm túc, không coi trọng tiết kiệm thời gian, không coi trọng những quy định về thời gian. Trong nhiều những cuộc họp, những buổi sinh hoạt, có không ít thanh niên đi chậm, thậm chí chậm hàng tiếng đồng hồ. Mặt khác cũng có những thanh niên lại đi sớm rất nhiều giờ để chơi bời, tán gẫu vô tích sự.

Nhiều bạn đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn nhưng dần dần họ cũng khắc phục được. Ðến khi về nước họ lại khó chịu với “giờ cao su” của chúng ta.

2. Thiếu tự tin, bản lĩnh và óc phê phán:

Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều bạn sinh viên năm thứ ba, thứ tư Ðại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết “chép chính tả”.

Không đi sâu vào một lĩnh vực nào đầy đủ, do đó bước vào cuộc sống thường thiếu tự tin khi gặp bất kỳ một vấn đề gì không dám đặt ra hoặc phản biện bất kỳ một vấn đề gì, không dám tham gia đấu tranh phê bình, không dám chủ động đề xuất. Khi gặp khó khăn thì đùn đẩy cho nhau, sợ trách nhiệm, sợ nhận những nhiệm vụ nặng nề.

Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking).

3. Bệnh hình thức, sĩ diện, hình thức chủ nghĩa:

Hay xấu hổ, không muốn mọi người biết mình học kém, biết mình nghèo, biết gia đình mình ở nông thôn. Trong các mối quan hệ, trong giao tiếp hay giấu dốt, những điều mình không biết không tự nhận là không biết mà hay nói quanh co hoặc nói chệch, đánh trống lảng. Thích phô trương, khoe khoang, thậm chí cả khoe khoang những điều mình không hoặc chưa có. Không ít sinh viên tốt nghiệp chưa kiếm được việc đã vội vàng xin đăng ký học để lấy bằng thứ hai mà không biết để làm gì. Chưa có nhu cầu, đã mua ngay máy tính, máy ảnh…… Tư duy nặng về “điểm chác”, bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng. Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change. Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp học nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả, điều khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.

4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí:

Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà…”xịn” hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.

5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể:

Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.

6. Thể lực kém:

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động… Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.

7. Thiếu thực tế:

Ông Kim Woo Choong – Chủ tịch Công ty Deawoo viết: “tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ… lịch sử thuộc về những người biết ước mơ”. Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.

8. Tinh thần hợp tác làm việc theo teamwork còn hạn chế:

Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.

9. Tác phong công nghiệp:

Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước. Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: “Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền.”

10. Ham muốn giàu có đến bất chấp:

Việc muốn làm giàu là một nguyện vọng chính đáng của tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung. Song ham muốn quá mức, luôn luôn suốt ruột, sẵn sàng chấp nhận mọi sự rủ rê, mọi giải pháp bất chấp cả pháp luật và đạo lý là một tính cách nguy hiểm, là một cơn sốt cần được hạ nhiệt.

11. Tật xấu nơi công cộng, sinh hoạt tập thể

+ Làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm.

+ Kín mà lại hở trong họp hành, bỏ phiếu.

+ Tác phong lề mề, đi muộn về sớm.

+ Làm chơi, ăn thật.

+ Đố kỵ, bon chen.

+ “Bệnh” họp hành, hội nghị.

+ Sếp kém năng lực lại đố kỵ, bảo thủ, ưa nịnh, thích oai, hay để bụng, thích ăn nhậu, mê tín, tham tiền cố vị.

+ Cán bộ yếu kém luôn sợ trên, sợ dưới, sợ đi học, đi thi, sợ nghỉ hưu, sợ liên lụy, sợ người khác hơn mình. Song lại thích sơ kết, tổng kết, thích nhận quà, thích tỏ ra quan trọng, thích khen và lên chức.

+ Cho nói thì không nói, không cho nói thì lại nói. Thích sì sào buôn “dưa lê”, thích sử dụng điện thoại cơ quan cho việc riêng. Thích tiêu “của chùa”, hay đùn đẩy sợ trách nhiệm.

Deming – cha đẻ của quản trị chất lượng từng nói rằng: “Cố gắng hết mình thôi chưa đủ, bạn phải biết làm cái gì, rồi mới cố gắng hết mình” bài tổng hợp này mục đích để cho chúng ta biết, những điểm nào ta còn yếu, còn kém để biết “cái gì” để sửa mình đầu tiên……”Biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng”

Người Việt – Nxb Thanh Niên, HN 2008

Anyway – Dù sao đi nữa – 10 nghịch lý của cuộc sống

1. People are illogical, unreasonable, and self-centered. Love them anyway.

–> Nghịch lý thứ nhất: “Người đời thường vô lý, không biết điều và vị kỷ. Nhưng dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.”

2. If you do good, people will accuse you of selfish ulterior motives. Do good anyway.

–> Nghịch lý thứ hai: “Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ buộc tội cho bạn làm vì tư lợi. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.”

3. If you are successful, you will win false friends and true enemies. Succeed anyway.

Nghịch lý thứ ba: “Nếu thành công, bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự. Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công.”

4. The good you do today will be forgotten tomorrow. Do good anyway.

–> Nghịch lý thứ tư: “Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.”

5. Honesty and frankness make you vulnerable. Be honest and frank anyway.

–> Nghịch lý thứ năm: “Sự trung thực và thẳng thắng làm cho bạn bị tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn trung thực và thẳng thắng.

6. The biggest men and women with the biggest ideas can be shot down by the smallest men and women with the smallest minds. Think big anyway.

–> Nghịch lý thứ sáu: “Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ tới những điều lớn lao.”

7. People favor underdogs but follow only top dogs. Fight for a few underdogs anyway.

–> Nghịch lý thứ bảy: “Con người thường yêu những kẻ bị áp bức, nhưng luôn đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn chiến đấu cho những kẻ bị áp bức, bóc lột”

8. What you spend years building may be destroyed overnight. Build anyway.

–> Nghịch lý thứ tám: “Những thành quả mà bạn đã phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phá hủy chỉ trong chốc lát. Nhưng dù gì đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.”

9. People really need help but may attack you if you do help them. Help people anyway.

–> Nghịch lý thứ chín: “Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác. Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.”

10. Give the world the best you have and you’ll get kicked in the teeth. Give the world the best you have anyway.

–> Nghịch lý thứ mười: “Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại sự thật phũ phàng (cái tát trời giáng). Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống này.”

“10 nghịch lý cuộc sống – Kent M. Keith Ph.D”

LỜI HAY Ý ĐẸP

1. Bạn hãy coi như là lời chê trách khi người ta ca ngợi bạn mà bạn không hề xứng đáng.

2. Sự dối trá không những chỉ mâu thuẩn với sự thật mà thường tự nó mâu thuẩn lẫn nhau (Daniel Webster).

3. Giản dị là điều khó nhất trần đời, đó là giới hạn tột cùng của sự từng trải và là nô lệ cuối cùng của thiên tài (G. Xăng).

4. Học giả có ba sự nhiều ,đọc sách nhiều, nghị luận nhiều và trước tác nhiều (Lê Quý Đôn)

5. Kiến thức đến mau còn khôn đến chậm.

6. Người học phải tin, còn người biết phải khảo sát.

7. Ta biết rõ một người bạn thật sự là bạn khi cái địa vị của ta không còn vững chắc nữa (Cicéron)

8. Khi để những tư  tưởng của người khác liên tục tràn vào đầu óc ta, chúng sẽ hạn chế và  đàn áp những tư tưởng của riêng ta  và cuối cùng làm tê liệt năng lực tư duy (Schopenhauer)

9. Nên khoan dung với người dưới bởi lòng trắc ẩn và người trên bởi lòng tự trọng (Tsau-Di-Er)

10.  Không có gì cũ hơn bằng thành công của ngày hôm qua (M. Sammer)

11.  Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận vào. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi (Victor Hugo)

12.  Tình yêu không thay đổi được thế giới nhưng nó có thể làm cho sự thay đồi ấy có ý nghĩa hơn (Franklin P.Jones)

13.  Khó tìm thấy hạnh phúc ở nơi ta và không thể tìm thấy nó ở người khác (Chamfort)

14.  Ta tạo ra bạn,tạo ra thù và Thượng đế tạo ra người láng giềng (G. Chesterton)

15.  Hành lý nặng nhất của kẻ lữ hành là cái túi không tiền (ngạn ngữ Đức).

16.  Nên hổ thẹn ở sự lầm lỗi không phải ở sự xin lỗi (La Chansée).

17.  Sự nhục mạ tự nó ngã quỵ nếu bị khinh bỉ nhưng lại có giá trị khi người ta giận dữ (Tacite).

18.  Sự tế nhị là hoa thơm của đức hạnh (Lévis).

19.  Người khôn ngoan không nói điều mình biết, còn kẻ dại khờ không biết điều mình nói (tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ).

20.  Các yếu tố của nghệ thuật học là ý chí, trật tự và thời gian.

21.  Đàn bà thấy cái mà người  ta nói về họ.Đàn ông lại hướng vào cái người ta nghĩ về họ (F. Hebbel)

22.  Đẹp nhất là cái đẹp của sự chân thật được cái đẹp hình thức mang tải (U. Durer)

23. Tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành những gì có ý nghĩa, làm cho những bất hạnh trở thành hạnh phúc (L. Tônxtôi)

24. Lực lượng và sức mạnh của khoa học là vô tận. Cả việc áp dụng khoa học vào thực tế nhằm phục vụ loài người cũng là vô tận (A. Crưlốp)

25. Những tên bịp bợm thường cứ trống rong cờ mở và ngững người nhẹ dạ đều tin đó là năng lực (V.I. Lenin)

26. Ai vui vẻ làm việc và vui thú về những việc đã làm-đó là người hạnh phúc (W. Goethe)

27. Thói đa nghi luôn sống trong tâm hồn tội lỗi;với tên trộm thì bụi cây nào cũng có người rình (W. Shakespeare)

28.  Không có con đường nào dài hơn con đường của đạo lý và sự thật (W. Rathenau)

29. Tròng sợi dây xích vào con người dễ hơn là gỡ bỏ nó khi sợi dây có vẻ ngoài khả dĩ hào nhoáng (B. Shaw)

30.  Không có gì nghèo bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí (Uông Cách)

31. Sự ly dị tự nhiên đến nỗi trong nhiều gia đình, đêm nào nó cũng nằm giữa hai vợ chồng (Chamfort)

32. Một con đường trung gian vàng ngọc cũng có khi kết thúc nơi ngõ cụt (J. Muller)

33. Những người bạn thông minh còn mãi như cuốn sách tốt nhất của cuộc đời (Calderon)

34. Giữ khoảng cách_đó là điều tối cần trong cuộc sống có văn hóa (B. Shaw)

35. Người đáng nói mà mình không nói là mất người. Người không đáng nói mà mình nói là mất lời (Khổng Tử)

36. Nổi phiền muộn là một chứng bệnh mà sự làm việc là phương thuốc của nó. Thú vui chỉ có công hiệu tạm thời (F. Gaston)

37. Không phải là cách khôn ngoan nếu ta đẩy kẻ thù vào cơn phẩn nộ (Muchiavelle)

38. Tuổi trẻ cần có cả tình yêu và tình bạn. Tình yêu làm tuổi trẻ rực rỡ còn tình bạn lại làm cho nó ngọt ngào (Roy Fuller)

39. Nếu ai muốn trở thành nghệ sĩ thì cần có tình yêu và phải sống theo mệnh lệnh của trái tim (V.Vangốc)

40. Không có con đường nào rộng mở cho những ai lẫn tránh đấu tranh(Lỗ Tấn)

41. Ý chí là trung tâm của toàn năng . Với nó, người ta sai khiến và bắt kẻ khác phải phục tùng (La Cordaire)

42. Người viết hay tức là cùng lúc có suy tưởng đúng, cảm giác đúng và diễn tả giỏi. Ay là đồng thời có cả trí tuệ,tâm hồn và thị hiếu (G.L.De Buffon)

43. Khi còn trẻ tôi thấy dường như có nhiều con đường khác nhau để tới một mục đích. Càng về sau tôi càng hiểu rằng mỗi mục đích chỉ cần một con đường (L.Aragon)

44. Sử dụng khéo léo tự do cho đến khi thành thói quen là một đức hay. Mà sử dụng bừa bãi tự do cho đến khi thành thói quen lại là một nết xấu (Bossnet)

45. Việc từ thiện làm minh mẫn trí tuệ,đồng thời sưởi ấm cả tâm can (La Martine)

46. Hành trình của con người qua cuộc sống là tập hợp của những niềm vui và nỗi buồn. Chỉ có như vậy họ mới có thể học hỏi và ươn lên được (J. Nehrư)

47. Cần đặt bổn phận lên trên hết và chỉ đặt thành quả thu được xuống thứ hai(Khổng Tử)

48. Nếu dũng cảm là mẹ đẻ của sự thành công thì thận trọng lại là người thầy của nó (B. Brecht)

49. Kiến thức là nguồn vốn mà không bao giờ sợ bị mất giá(Montaigne)

50. Kẻ bất hạnh nhất trên đời là kẻ không có một đất nước để gắn bó,yêu thương và hiến dâng tất cả những gì mình có (P. Nêruda)

51. Truyền thống là cái vòng trang sức quý hiếm mà chúng ta cần sắp xếp và ghép lại dưới những dạng khác nhau (T. Kenzo)

52. Con người có 3 của báo cần cầm giữ: một là nhân từ, hai là tằn tiện, ba là không vội trước thiên hạ.Vì nhân từ nên mới mạnh, tằn tiện nên mới rộng rãi, không vội vàng nên  mới đứng trước người (Lão Tử)

53. Bàn chớ nên bước vào tương lai bằng cách đi thụt lùi (P. Valery)

54. Bao nhiêu sức mạnh của nhân loại đều ẩn chứa trong tiềm lực cá nhân. Vì vậy vấn đề lớn nhất của xã hội là giúp các năng lực của con người được tự do phát triển (D.J. Hill)

55. Danh vọng của các bậc vĩ nhân một phần ở sự can trường, một phần ở sự may mắn và phần còn lại là do sự mưu lược của chính họ (V. Foscolo)

56. Trong tình yêu và chiến tranh, mọi việc xảy ra đều có lý của nó (Ernest Hemingway)

57. Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh lạnh ngắt, của chim muôn què quặt. Nhưng trước hết con hãy nghe nỗi buồn của chính con người (N.Hitmet)

58. Điều lố bịch nhất đối với một người đàn bà là muốn làm đàn ông (J.D. Maistre)

59. Người chân thật và kẻ vô lương khác nhau không những ở việc làm mà ở cả trong ước vọng (B.Shaw)

60. Một nửa sức khỏe của con người là ở trong tâm lý lành mạnh (S.Aleksievist)

61. Tính khiêm nhường luôn có quan hệ với sự khoan hồng.Tính kiêu ngại lại luôn đi đôi với sự ghen tỵ  (Rivard)

62. Tò mò là một kiểu dũng cảm đàn bà (Victor Hugo)

63. Âm nhạc là ngôn từ sau cùng của nghệ thuật,còn cái chết là lời chót của cuộc đời (H.Haine)

64. Lãng quên là một mỹ từ thay cho sự giết hại (Kito Lorene)

65. Hạnh phúc là sự thoải mái của tâm hồn.

66. Kẻ nào tấm thân được nhàn nhã thì ý chí thường hao mòn.

67. Hãy nói cho tôi biết anh mơ ước cái gì, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào.

68. Không phải người nào cũng cần có tài, nhưng ai cũng cần phải dũng cảm.

69. Kẻ nào không mơ ước gì cả thì đường đời luôn thênh thang.

70. Hãy là ngọn đèn trong căn phòng thấp, nếu không thể là ngôi sao giữa khoảng trời cao.

71. Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì có khác nào chân bị gãy.

72. Thất bại chỉ là một cơ hội để tiếp tục công việc với bộ óc khôn ngoan hơn và cẩn thận hơn.

73. Hãy sống một cuộc sống bình thường nhưng đừng bao giờ sống một cuộc sống tầm thường.

74. Mọi tham vọng đều chết ,mọi tình yêu đều tiêu mòn, nhưng lòng thương xót sống qua tất cả. Không gì làm nó tan, đời sống nuôi dưỡng nó không ngừng.

75. Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức (sách Trung Dung)

76. Không có lòng báo thù mà để cho người ta ngờ mình báo thù thì nguy. Có ý báo thù mà để cho người ta biết mình báo thù thì vụng.

77. Thời gian làm quên đau khổ, tắt hận thù và dịu cơn giận và đè nén sự khinh ghét và như thế dĩ vãng như là không có.

78. Ba điều được thời gian xóa mất: một sự phiền muộn, một món nợ và một vết nhơ trong hạnh kiểm.

79. Không phải chỉ cần có đôi bàn tay sạch mà còn phải có tinh thần trong sạch.

80. Trí tuệ phải động viên hành động: không có nó hành động là vô bổ, nhưng không có hành động thì trí tuệ thật là cằn cỗi .

81. Khi sống sung túc phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ, còn khi gặp tai nạn thì phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường.

82. Người nào từ thời thơ ấu đã hiểu lao động là qui luật của cuộc sống, từ tuổi thiếu niên đã biết bánh mì chỉ có thể kiếm bằng mồ hôi, người đó coí khả năng lập nên kỳ công.

83. Cuộc sống điều độ là cuộc sống bình yên.

84. Rồi sẽ đến buổi tối hạnh phúc sướng vui nếu bạn đã suốt ngày lao động.

85. Cách tốt nhất để có uy tín với mọi người là trở nên có ích cho họ.

86. Không thể sống dễ chịu nếu không sống hợp lý, có đạo đức và đúng đắn.

87. Có láng giềng tốt sẽ có ngày yên lành.

88. Quả táo không bao giờ rơi xa gốc.

89. Của làm ra là của trong nhà, của ông bà là của ngoài sân, của phù vu nó có chân nó chạy.

90. Không gì rẻ mà lại quí như thái độ lịch sự.

91. Bạn hãy giấu nỗi lòng trong một nụ cười rồi vui vẻ sống. Một nụ cười chẳng mất vốn mà được lợi rất nhiều.

92. Nên nhìn đời bằng một nụ cười hơn là một vẻ mặt bi quan.Nhờ biết cười mà nhân loại tiến bộ. Cái ngày thiệt hại nhất là cái ngày ta không cười.

93.Nếu chỉ yêu bản thân mình thì khi gặp những thử thách,con người sẽ tuyệt vọng, nguyền rủa số phận và hết sức đau khồ.

94. Người ta chiêm ngưỡng thế giới qua những gì mình yêu (La. Mactanh)

95. Chiến trường thử thách người dũng cảm, cơn giận thử thắch người khôn ngoan, khó khăn thử thách bạn bè.

96. Thường lo không đủ tất có ngày thừa.

97. Yêu ai nhưng cũng nên biết điều dỡ của người ấy, ghét ai nhưng cũng nên biết điều hay của người ấy.

98. Miệng là cái cửa họa phúc.

99. Cuộc đời giống như một lớp học đại số. Mỗi lần bạn giải xong một bài, thầy giáo đợi để đưa thêm bài khác. (James Dent)

100.Trong cuộc sống phải chọn lựa giữa việc kiếm tiền và việc tiêu tiền; người ta không có thời gian để làm cả hai (Edout Bourdet)

101. Tính hào phóng không phải là cho nhiều nhưng chính là cho đúng lúc (La Bruyère)

102.” Cái của tôi “có giá trị hơn”cái của chúng ta” (B. Franklin)

103. Những từ ngữ giống như tiền bạc, chúng có một giá trị riêng trước khi diễn tả mọi loại giá trị khác (Rivarol)

104. Tư tưởng chỉ là một ánh chớp giữa trời đêm. Nhưng ánh chớp ấy lại là tất cả. (Henri Poincaré)

105. Tình yêu nào chỉ muốn có tình yêu tinh thần thì trở nên mờ nhạt. Còn tình yêu nào không có cơ sở tinh thần thì trở nên tầm thường. (Maxime Gorki)

106. Nếu người ta ném quá khứ qua cửa sổ, nó sẽ trở lại qua cử lớn. (W. Durant)

107. Nghệ thuật là một cái gì cao cả hơn cái khéo tay, hơn cả tài năng và nhận thức của chúng ta. Nghệ thuật là một cái gì được sáng tạo nên không chỉ bằng bàn tay con người, mà còn bằng cái gì đó vút lên từ ngọn nguồn ẩn chìm trong tâm hồn. (Vincent Van Gogh)

108. Không có gì khích lệ lóng can đảm của người phụ nữ bằng sự gan dạ của người đàn ông mà nàng yêu thương. (A.Francois Prévost)

109. Tình yêu giống như chiến tranh: xảy ra thì dễ nhưng dừng lại thì khó. (Nieneken)

110. Kỷ niệm của hạnh phúc đã qua là vết nhăn của tâm hồn. (Xuvier Maistre)

111. Cuộc sống là một giọt sữa và một giọt rượu cay đắng. (Lacordaire)

112. Có thể ví tình yêu như cơn sốt vì chẳng khi nào nó đến và đi theo ý ta muốn. (Stendhal)

113. Có hai loại lãng mạn: một loại yêu thực sự và một loại chỉ yêu sự phiêu lưu của tình yêu. (Lesley Blanch)

114. Cười_đó là phương thuốc thần diệu dành cho những người mang tâm bệnh. (Evenlyn Beilenson)

115. Sự giận dữ mở mồm ra và nhắm mắt lại. (Cato)

The Apprentice Asia 2013 – Thực tập sinh Châu Á – Truyền hình thực tế

The Apprentice Asia – Người tập sự phiên bản châu Á, truyền hình thực tế tìm kiếm người dẫn đầu châu Á trong việc tiếp thị và kinh doanh để giành lấy công việc trong mơ của mình, người chiến thắng của chương trình là người vừa có năng lực vừa có bản lĩnh.

The Apprentice Asia is the Asian adaptation to the mega hit reality series, The Apprentice, which was created by Mark Burnett (The Voice, Survivor), with Donald Trump as host.

Who is the host?

Aviation tycoon Tan Sri Dr. Tony Fernandes, Group CEO of AirAsia.

“Believe the unbelievable. Dream the impossible.
Never take no for an answer”- Tony Fernandes

Tony Fernandes – Trump’s Asian Apprentice

You’re hired! Airline entrepreneur Tony Fernandes has found yet another venue to make his mark: starring as the chief executive in The Apprentice Asia. He’ll play the Donald Trump role in the TV show, sizing up 12 contestants from across the region as they compete in various tasks and then conducting the climactic job interview that ends with one hopeful going home each week. The applicant left standing after 13 episodes wins the top prize–a one-year contract to work for at least a $100,000 salary at one of Fernandes’ many companies.

There are more than 25 adaptations worldwide of The Apprentice format that was a runaway success when it premiered in the U.S. in 2004 with real estate billionaire Trump presiding over the boardroom. But this is the first time that the show is being made in Asia. Sony Pictures Television Networks Asia, which is co-producing the show with FremantleMedia Asia, says Fernandes is a perfect fit as “the ultimate dreamer and adventurer in business.” The Apprentice Asia is expected to reflect Asian sensibilities, with more tactful confrontations and a focus on inspiration. Sony won’t say whether he, like Trump, will tell failed contestants, “You’re fired!” The show will be filmed primarily in Kuala Lumpur and Singapore and is scheduled to start in May on cable channel AXN in 19 countries across Asia.

Fernandes, No. 21 on this year’s list of Malaysia’s richest, tweeted enthusiastically about his newest sideline: “Some really good candidates for the show. Great tasks.” FORBES ASIA’s 2010 Businessman of the Year is best known for turning around debt-ridden carrier AirAsia and paving the way for budget travel in the region. His diverse portfolio now ranges from a Formula 1 racing team and a British sports car maker to a mobile phone provider. As it happens, Apprentice Asia isn’t Fernandes’ first onscreen role. In 2008 he had a cameo in the Malaysian comedy Cuci, about a team of four adopted brothers who compete in the “Window Washing Olympics” to win a coveted cleaning contract at the 88-floor Petronas Towers.
Advisor

1. KATHLEEN TAN

Chief Executive Officer of Expedia Asia, the world’s leading online travel company. A dynamic business leader, opportunistic marketer, and innovative thinker, Kathleen has helped build AirAsia while serving as Tony Fernandes’s right-hand woman. As a pioneer among Asian airlines in social media, Kathleen led AirAsia’s social media development which is now ranked as the most social airline in Asia-Pacific and one of the top worldwide. Now, she’s on a mission to take Expedia Asia to even greater heights.
Kathleen is an avid social junkie herself, actively engaging on Facebook, Twitter, Instagram and Sina Weibo (China’s Twitter). Her Weibo account has over 200,000 followers and is now ranked as a top 2000 most influential account out of 300 million members.

2. MARK LANKESTER
Group Chief Executive Officer, Tune Hotels. Mark comes to Tune Hotels from the entertainment and leisure consumer goods industry. With over 15 years with the Warner Music Group in senior Regional and Managing Director management roles throughout Asia, Mark’s experience includes managing companies from start-up phases to managing growth-oriented established businesses across Asia and Greater China. Having spent an extraordinary amount of time in hotels, (including living out of one in Hong Kong and Taipei for a full year!), and seeing how little time recording artists actually spend in hotels, he is totally committed to our mission statement of promising a great night’s sleep, enjoying a fantastic hot power shower the next morning and ensuring a clean and secure environment to all Tune Hotels guests!

Contestants
Among the 30,000 applicants from Asia, 100 were called for interviews, before they were cut down to 30, and then to a final 12.
The finalists were then put up in an apartment in Kuala Lumpur for five weeks, where they faced weekly tasks, during which they remained out of contact with everyone. They only have 15-minute phone call to connect to the outside world.The-Apprentice-Asia-contestants

Khi sống sung túc phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ, còn khi gặp tai nạn thì phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường.